Sáng 1/6, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn tới dự lễ mở cạo khai thác mủ cao su kết hợp ra quân tháng công nhân 2017 của Công ty TNHH MTV cao su Hương Khê. Đây là dấu mốc quan trọng sau 10 năm doanh nghiệp này chính thức triển khai trồng cây cao su trên đất Hà Tĩnh.
Lúa là cây trồng chính gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân; trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Tĩnh vẫn xác định lúa là cây trồng cho sản phẩm chủ lực, quan trọng của tỉnh. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm toàn tỉnh khoảng 97.000 – 100.000ha, năng suất trung bình 45 – 55 tạ/ha.
Thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh đã phát động hội viên, phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể: làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, cải tạo vườn tạp… thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia.
Vừa qua, Sở KH&CN Hà Tĩnh đã tổ chức buổi làm việc với UBND huyện Hương Sơn bàn về việc xây dựng chỉ dẫn địa lý "Nhung hươu Hương Sơn".
Nhằm giảm bớt khó khăn cho các cơ sở chăn nuôi lợn nái trong tỉnh, Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa đề xuất với UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại có quy mô 300 con trở lên. Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến là 8.906 triệu đồng.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, những năm qua Hà Tĩnh đã xây dựng được hàng trăm kilômet đường GTNT từ công sức đóng góp của nhân dân và cơ chế hỗ trợ ximăng của tỉnh. Các tuyến đường GTNT đó không những tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân mà còn đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội từ cấp xã đến cấp tỉnh, được Chính phủ ghi nhận qua nhiều lần tặng cờ thi đua và biểu dương phong trào làm đường GTNT trên toàn quốc.
Thực hiện Quyết định số 756/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc chấp thuận và giao bổ sung đỡ đầu thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2017 - 2020; sáng 6/5, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh triển khai đỡ đầu xây dựng NTM tại xã Thượng Lộc (Can Lộc).
Trước tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phức tạp, ngành KH&CN đã “đặt hàng” với Trường Đại học Nông lâm Huế nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình an toàn dịch bệnh lở mồm long móng và tai xanh ở Hà Tĩnh”.
Triển khai hội nghị sản xuất vụ hè thu 2017 diễn ra sáng nay (26/4), Sở NN&PTNT chủ trương thực hiện sản xuất vụ này dựa trên cơ sở gắn với tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững song hành với xây dựng nông thôn mới.
Hà Tĩnh hiện có khoảng 10.000ha đất trồng cây ăn quả, tuy nhiên số loại cây ăn quả chưa được phong phú. Chủ yếu là bưởi, cam chanh, cam bù và một số cây ăn quả khác được người dân trồng tự phát thiếu quy hoạch tập trung như ổi, na, táo, xoài...
Theo chương trình ký kết giữa Sở Công thương với xã Đức Nhân (Đức Thọ), ngành sẽ hỗ trợ địa phương xây dựng nông thôn mới vào năm 2017.
Sáng ngày 20/4, tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Ngày sách Việt Nam năm 2017. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh tới dự và cắt băng khánh thành khai trương gian hàng trưng bày sách; cùng dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Thảo luận dự thảo Nghị quyết về nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân và dự thảo Kế hoạch xây dựng tổ chức hội nghề nghiệp tại hội nghị BCH Hội Nông dân diễn ra sáng nay (12/4), các đại biểu cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị.
Chiều ngày 12/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh đã chủ trì họp Ban tổ chức Lễ khai trương mùa du lịch biển Hà Tĩnh 2017.
Để tìm hiểu thêm về vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng hệ thống điểm Bưu điện Văn hóa xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, PV Infonet đã có buổi trò chuyện ông Phan Tấn Linh – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Hà Tĩnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 21/3/2017 về việc tổ chức Ngày sách Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Công ty Cổ phần Chè Hà Tĩnh tiền thân là Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty Đầu tư - Phát triển Chè Hà Tĩnh) trực thuộc Tổng Công ty Chè Việt Nam, thực hiện cổ phần hóa vào năm 2002. Công ty có 4 đơn vị thành viên: Văn phòng Công ty và Xưởng Trung tâm đóng lại Thành phố Hà Tĩnh; Xí nghiệp chè Tây Sơn tại xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn; Xí nghiệp chè 20/4 tại xã Hương Trà, huyện Hương Khê; Xí nghiệp chè 12/9 tại xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh.
Nằm trong khuôn khổ dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao năng lực sản xuất giống nấm tại Trung tâm phát triển nấm ăn và nấm dược liệu Hà Tĩnh (Trung tâm nấm)”. Sáng ngày 14/3, Trung tâm nấm đã tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực sản xuất Nấm và phổ biến một số chính sách hỗ trợ sản xuất nấm của tỉnh giai đoạn 2017-2018. Đại biểu tham dự, bao gồm: các hộ gia đình và các cơ sở đã, đang sản xuất nấm trong tỉnh và một số đơn vị của Nghệ An.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh vừa triển khai dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm nấm rễ cộng sinh mycorrhiza cho cây ăn quả có múi”.
Những năm trở lại đây, ngành khoa học, công nghệ (KHCN) tỉnh Hà Tĩnh đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, bảo tồn các loại thuốc quý... Năm 2017, tỉnh sẽ dành hơn 27 tỷ đồng nghiên cứu các đề tài khoa học liên quan, giai đoạn 2018 - 2020 gần 83 tỷ đồng.