17:16 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cẩm Xuyên tăng cường phòng trừ sâu bệnh

Thứ tư - 20/03/2013 20:08
Mới bắt đầu mùa “âu nở, bà con nông dân Cẩm Xuyên đã thấp thỏm lo âu. Trên đồng ruộng không vắng bóng người, người làm cỏ, phun thuốc trừ sâu hoặc bón phân. Với diện tích chiếm 1/6 tổng diện tích lúa xuân toàn tỉnh, bám sát đồng ruộng, tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh đang là phương châm tối ưu của "vựa lúa" phía Nam của tỉnh…

 

Khi trà lúa xuân bắt đầu bước vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng thì cũng là lúc sâu bệnh “thức dậy” sau kỳ ngủ đông dài ngày. Vẫn biết có cây trồng là có sâu bệnh nhưng năm nay không có rét, các loại dịch hại cây trồng cũng có điều kiện để sinh sôi. Đặc biệt, thời tiết giao mùa thường âm u, thiết ánh sáng, nắng- mưa đột ngột, nhất là sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm khiến cho sâu, bệnh vốn đã “mẫn cảm” lại càng dễ bùng phát.

Cẩm Xuyên tăng cường phòng trừ sâu bệnh

Phun thuốc đúng quy trình, đúng hướng dẫn giúp đồng ruộng Cẩm Xuyên trừ sâu bệnh hiệu quả

Lo cũng đúng, vụ xuân 2013, Cẩm Xuyên là huyện có diện tích canh tác lớn nhất tỉnh với 8.819 ha, chiếm 1/6 tổng cả tỉnh. Sự thành - bại của vụ sản xuất có liên quan đến an ninh lương thực của toàn tỉnh. Đó là lý do khiến vựa lúa này không được có bất cứ sự sơ sẩy nào dù là nhỏ nhất. Rất may, nhờ bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và giống, thay vì một nửa diện tích là trà xuân sớm thì nay trên 90% diện tích được chuyển đổi sang xuân muộn với các loại giống chủ đạo: VTNA2, RVT, TH3-3. Do vậy, so với cùng kỳ mọi năm, sâu bệnh phát sinh ở mức trung bình, diện tích nhỏ.

Ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Hiện nay, đồng ruộng đã bắt đầu xuất hiện rệp, sâu xám; bệnh đạo ôn trên lúa và lỡ cổ rễ trên lạc. Lo ngại nhất là đạo ôn, toàn huyện có 40 ha bị nhiễm với tỷ lệ trung bình 6%, cục bộ có nơi cao 23% tại một số địa phương như Cẩm Phúc, Cẩm Thịnh, Cẩm Hưng... Trước mắt, ngành khuyến cáo bà con ngừng bón phân và đạm kích thích tăng trưởng; đồng thời duy trì mực nước thường xuyên trong chân ruộng và phun thuốc hóa học theo hướng dẫn”.

Cũng theo ông Hà, những bài học thất bát vì sâu bệnh của những mùa vụ trước đã khiến ý thức của người dân được cải hóa, nhất là việc sử dụng bộ giống mới, chất lượng trong trà xuân muộn”. Ngược lại, số diện tích bị nhiễm đạo ôn nặng nhất tiếp tục rơi vào nhóm giống “tồn tại” như: giống IR35366, Nếp 98, Xuân Mai 12... Về khách quan, nơi bệnh phát sinh mạnh mẽ thường thuộc vùng không chủ động nguồn nước.

Cánh đồng lúa một giống của xã Cẩm Bình vào kỳ “con gái” đều tăm tắp. Mấy tuần trước, bệnh đạo ôn bắt đầu “ghé thăm” đồng lúa VTNA2, dù chỉ xảy cục bộ và chưa đến mức báo động nhưng cũng khiến bà con vùng này đứng ngồi không yên.

Chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Trung Trạm cho biết: “Tất cả hơn mẫu ruộng nhà tôi đều sản xuất giống VTNA 2, đổ công sức tiền của vào một nơi nên lo lắm. Từ ngày xuống giống đến bây giờ chẳng ngày nào là tôi không thăm đồng. Ngày trước lúa còn tươi rói, thế mà chỉ sau một đêm bệnh đạo ôn đã lan ra mấy sào ruộng. Cũng may, trước đó đã được tập huấn quy trình phòng trừ sâu bệnh nên tôi đã xử lý kịp thời. Bây giờ ruộng nhà chưa chấm dứt hẳn nhưng đã đỡ nhiều rồi”.

Ngay cả ở những nơi được xem là vùng sâu, vùng xa nhất của huyện, ý thức về phòng trừ sâu bệnh của người dân cũng được nâng lên rõ rệt.

Cẩm Xuyên tăng cường phòng trừ sâu bệnh

Bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, chăm lúa

Ông Nguyễn Văn Lương, xã Cẩm Minh cho hay: Trước đây do không hiểu biết nên càng chữa bệnh càng nặng. Bây giờ tôi chỉ sử dụng những thuốc BVTV đã được khuyến cáo thôi. Điều quan trọng nhất, chăm sóc đúng quy trình sẽ giảm thiểu được sự phát sinh của bệnh. Hay nói đúng hơn, bên cạnh những biện pháp kỹ thuật thì ý thức của dân chính là yếu tố quan trọng nhất trong chiến dịch đấu tranh lại sự phá hoại của sâu bệnh.

Cũng phải nói thêm rằng, đây chưa phải là giai đoạn cam go nhất của cuộc chiến bảo vệ cây trồng vụ xuân. Do vậy, bà con nông dân không nên chủ quan với diễn biến của dịch bệnh. Đồng thời, đây cũng là thời điểm bắt đầu tích lũy rầy, chủ động các giải pháp cùng với kiến thức đủ về loài dịch hại sẽ giúp bà con nông dân giành được thắng lợi trong vụ sản xuất chính này.
Ng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 226


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 959332

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72642041