17:36 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Can Lộc – Hà Tĩnh: Khai tử giống IR1820?

Thứ tư - 12/12/2012 02:00
Theo chủ trương của tỉnh, vụ Xuân năm 2012 -2013, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cơ cấu bỏ hẳn trà Xuân sớm nhất là các giống dài ngày như giống IR1820, điều này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía người dân.

Năng suất thì làm

Về xã Quang Lộc, huyện Can Lộc những ngày này bà con nông dân đang xuống đồng gieo sạ giống IR1820 bất chấp lệnh cấm từ phía UBND xã.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt ở xóm Yên Lạc bức xúc: “Ai đời giờ cán bộ phải lo cho dân cơm no áo ấm, đằng này ép dân làm giống mới để bán lúa giống. Năm ngoái làm các giống lúa mà xã vận động năng suất giảm gần một nửa, lúa bán không ai mua, nếu họ có mua thì cũng với giá thấp từ 45-50.000/10kg vì gạo không ngon chỉ mua về nuôi lợn…”

 

Bất chấp “lệnh cấm” bà con nông dân xóm Yên Lạc, Quàng Lộc Vẫn ra đồng làm đất gieo giống IR1820

 

“Nhà tôi chỉ biết trông vào 5 sào ruộng, thường năm làm giống IR1820 thì ít nhất cũng được 1,2-1,5 tấn lúa, còn như năm ngoái làm các loại giống QR1, V290 theo khuyến cáo của xã thì năng suất chỉ đạt khoảng 7-8 tạ, các chú xem giống nào hơn…! ” chị Đinh Thị Quý nói xen ngang.

Ông Nguyễn Văn Thân chia sẽ: “Vụ đông xuân năm nay hầu như nhà nào cũng làm giống IR1820 cả, số không làm là Cán bộ đảng viên vì nếu vi phạm sẽ bị khiển trách, khai trừ Đảng (đối với đảng viên) còn nếu là cán bộ đoàn thể thì bị cho nghỉ việc. Hiện tại trên cánh đồng thuộc xóm Yên Lạc bà con nông dân đã gieo sạ được hơn 60% diện tích chủ yếu là các giống IR1820, số diện tích còn lại đang tiếp tục làm đất để gieo tiếp”.

Chị Quý cho biết thêm: “Năm ngoái xã, huyện xuống vận động bà con không làm 1820, đa số bà con làm theo, nhưng ngặt nỗi giống lúa mới xã khuyến cáo thứ thì năng suất rất thấp như giống V290, QR1, V6,…, còn các giống như Ấn độ, TH3-3 thì năng suất không cao so với 1820 mà lúa khó bán, gạo không ngon”.

Ông Nguyễn Đăng Thường (69 tuổi) phản ánh: “Giống lúa năng suất cao, gạo ngon cơm, bán được giá thì không cho dân làm, bắt làm các giống mới vùa đắt tiền giống, năng suất thấp, gạo không ai ăn…, các chú biết không, nông dân mà phải đi mua gạo 1820 về ăn thì bao giờ mới hết khổ…”

Chị Nguyệt còn nói thêm: “thổ nhưỡng ở đây hạp với giống lúa IR1820, như mọi năm nhà chị làm 1820, mỗi sào ít nhất cũng được 3-3,5 tạ/sào, bán lại được giá, còn làm các giống mới như năm ngoái là V290, QR1 thì năng suất chỉ đạt từ 1-1,5 tạ /sào, hỏi sao dân không làm”

 

Công văn của Sở NN&PTNT tĩnh Hà Tĩnh về vệc không cơ cấu trà Xuân sớm trong sản xuất vụ Xuân.

 

 

Muôn kiểu “cưỡng chế”

 

Vụ đông xuân 2012-2013, nhà ông Thân dự định gieo 8 sào IR1820, hiện đã gieo được 3 sào, đang định gieo tiếp nhưng thấy xã cấm nên đang ngần ngại…

“Hộ nào chống đối vẫn làm giống lúa R1820 thì cắt hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo nếu có danh sách, xã còn thông báo nếu nhà nào làm R1820 thì xã sẽ không giao dịch,…” - ông Thân ngao ngán.

Cũng theo ông Thân, vừa rồi các hộ có máy cày được xã mời lên “vận động” không lồng đất cho dân vì sợ dân gieo 1820, khi nào làm xã sẽ có thông báo.

Ông Đ.V.D. ở xóm Yên Cự than thở: Tôi là đảng viên nên phải chấp hành Chủ trương , Nghị quyết của Đảng, cấp trên chứ thú thực gai đình tôi vân muốn gieo cấy giống IR1820, giống này vừa ngon cơm, năng suất lại cao, dễ làm…

Chị T.T.Tr. cho hay: “Tôi là giáo viên lại là đảng viên, tôi làm đúng chủ trương của Đảng là không làm giống 1820, sau đó tôi đã ngâm ủ gần một yến giống V290 để gieo cấy, nhưng rồi xã cũng mời lên nhắc nhở, bắt phải phá bỏ vì giống này không có trong cơ cấu sản xuất vụ đông xuân năm nay không thì…”.

Trường hợp như của chị Tr. không phải là hiếm, như lời chị Nguyệt thì “Ông Ngô Đức Quyền xóm Yên Cự, là bảo vệ trường THCS Quang Lộc, vụ đông xuân năm nay chỉ vì ông Quyền làm giống IR1820 mà ông bị xã mời lên “vận động” phá bỏ, còn không thì phải nghĩ việc bảo vệ trường”.

Không chỉ ở Quang Lộc, mà các xã như Xuân Lộc, Tùng Lộc, thị trấn Nghèn,… diện tích làm IR1820 vẫn khá lớn; đơn cử như xã Tùng Lộc, xã này đã phát động phong trào “nói không với giống IR1820”, loa truyền thanh của xóm phát ra rả lệnh cấm làm giống lúa IR1820 mà vẫn không hiệu quả.

Chị Nguyễn Thị Huấn, xóm Tây Quang Trung cho biết: “Cả xóm có hơn150 hộ, mà non nữa đã bắc giống 1820, trong đó có cả con trai của ông xóm trưởng, nhà tôi cũng đã bắc 12kg giống 1820, bắc mạ xong tôi ve bờ, trùm ni lông rất cẩn thận thế nhưng đêm đến có ai đó đi phá bờ cho nước ngập mạ, để chuột vào phá… không chỉ riêng mạ nhà tôi mà ai có bác mạ IR1820 đều bị phá, đây không thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên được mà rõ ràng có kẻ nào đó cố tình phá hoại.”

 

Bà con nông dân phản anh những bức xúc với phóng viên KTNT.

 

Cán bộ không phải đứng trên trời làm đề án?

 

Ông Phan Văn Cường, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Can Lộc cho biết: “Vụ xuân 2012-2013, thực hiện theo chủ trương chung của tỉnh là bỏ trà Xuân sớm, đặc biệt là các giống lúa dài ngày như IR1820.

Hầu hết các địa phương đều quán triệt chủ yếu sản xuất các giống ngắn ngày như: BTE1, Nhị ưu 838, TH3-3, TH3-4, VTNA2, N98, QR1… nhằm thích ứng với điều kiện thời tiết, khí hậu, nhất là không làm chậm thời vụ hè thu.

Huyện không cứng nhắc mà giao quyền chủ động cho các xã trong việc chọn cac giống phù hợp với chất đất của địa phương mình, miễn là nằm trong 9 bộ giống của huyện.

Qua đánh giá các giống mới được cơ cấu ở vụ hè thi vừa rồi chúng tôi thấy hầu hết các giống mới đều cho năng suất cao, chất lượng tốt, tuy nhiên ở một số địa phương, một số vùng do bà con chư áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật thâm canh mới nên năng suất có giảm nhưng không đáng kể.

Bước vào vụ xuân năm nay, huyện chỉ đạo quyết liệt các xã tổ chức mở các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật thâm canh mới cho bà con nông dân, cử cán bộ kỹ thuật trục tiếp về dạy, qua đó tuyên truyền vận động bà con bỏ giống IR1820.”

Ông Cường cũng thừa nhận là một số xã chưa làm tốt công tác tuyên truyền, nhất là kỹ thuật thâm canh mới, dân đến họ chăm bón không đúng kỹ thuật làm giảm năng suất,…

“Giống IR1820 tồn tại ở ta quá lâu rồi (trên 30 năm), chất lượng gạo trung bình nên cần phải thay thế, thường thì cứ 5 năm là phải đổi giống một lần… như thế mới phù hợp với xu thế và điều kiện tự nhiên” vẫn lời ông Cường.

Thiết nghĩ, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, nhất là đưa các giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo ngon hướng đến một nền nông nghiệp mang tính hàng hóa là một việc làm hay, nhưng trong bước đi, cách làm cần phải linh động hơn bán sát thực tế, nhất là đưa các giống mới vào sản xuất đại trà phải xuất phát từ lợi ích của người nông dân.

Hà Đặng
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 960189

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72642898