06:05 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết phát triển nguồn dược liệu

Thứ năm - 25/05/2017 23:41
Sự phù hợp về khí hậu, thổ nhưỡng nên nhiều địa phương ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh chọn cây dược liệu làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế. Mô hình này đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, giúp hồi sinh cho những vùng đất vốn hoang hóa, góp phần nâng cao đời sống người dân.
 

Cao gấp 3 lần trồng lúa

Dừng chân tại xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, mùi thơm của các cây dược liệu tỏa ra, làm chúng tôi thích thú, tìm đến tận vườn. Chị Trần Thị Xoan (HTX sản xuất dược liệu Cẩm Vịnh) đã trải qua rất nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch do Dự án SRDP (Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo) Hà Tĩnh và Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh tổ chức… ‘‘Nhờ sự hướng dẫn, chỉ đạo của ngành chức năng, chúng tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm sau 3 năm trồng cây dược liệu. So với các cây trồng như lúa, lạc thì loại cây này năng suất thu nhập gấp 3 lần’’- chị Xoan tâm sự.


Các thành viên HTX Cẩm Vịnh chăm sóc cây dược liệu

Chung niềm vui, bà Phan Thị Văn (thôn Tam Đồng) cho biết: “Ngày trước tôi cứ nghĩ cây dược liệu chỉ trồng được ở những nơi đồi núi cao, thế nhưng khi trồng thử trên ruộng lúa bị bỏ hoang, cây không chỉ sống được mà còn phát triển rất tốt. Hiện, nhà tôi có 3 sào trồng cây kim tiền thảo, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ gia đình thu về 9 - 10 triệu đồng. Tính ra, mức thu nhập này cao gấp 3 lần so với trồng lúa, việc chăm sóc lại nhàn hơn rất nhiều”.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Văn (HTX sản xuất rau sạch và kinh doanh dịch vụ xã Cẩm Vịnh) mạnh dạn đưa vào sản xuất 2 sào cây kim tiền thảo và cây mã đề không giấu nổi niềm vui: “Điều chúng tôi phấn khởi và yên tâm sản xuất là không phải lo đầu ra cho sản phẩm. Sản xuất tới đâu nhà máy mua tới đó. Cây kim tiền thảo và mã đề, không mất nhiều thời gian chăm sóc, khi thu hoạch nhà máy thu mua toàn bộ từ hạt đến bông, cây lá và rễ, giá bán cao và ổn định”.

Ngoài Cẩm Vịnh, xã Cẩm Phúc cũng liên kết trồng dược liệu với sự tham gia của 1 HTX và 2 tổ hợp tác. Mô hình trồng 5ha cây dược liệu (ích mẫu và kim tiền thảo) tại xã Cẩm Phúc được triển khai theo hình thức liên kết với Dự án SRDP. Nhờ dự án bảo đảm về đầu ra cho sản phẩm nên đây là mô hình mang tính bền vững cao, được người dân đón nhận... Gia đình chị Nguyễn Thị Thuận (xã Cẩm Phúc), với hơn 2 sào dược liệu đã thu về hàng chục triệu đồng sau 3 lứa thu hoạch. “Trước đây, nhà tôi trồng rau, hoa màu nhưng thu nhập rất bấp bênh. Nay mọi chuyện đã khác khi dược liệu sản xuất đến đâu, doanh nghiệp thu mua đến đó nên chúng tôi yên tâm đầu tư” - chị Thuận hồ hởi.

Hướng phát triển bền vững

Với mục tiêu xây dựng, phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ, từ năm 2014, Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đã liên kết với các HTX, tổ hợp tác trồng dược liệu với hình thức hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Mô hình bước đầu thành công với diện tích 30ha cây dược liệu các loại trên toàn tỉnh. Nhìn chung, chất lượng sản phẩm đã đáp ứng yêu cầu, đặc biệt hàm lượng dược liệu từ kim tiền thảo khá cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, bà con chưa tuân thủ đúng quy trình nên chất lượng không đồng đều.

Thực tế, để nâng cao thu nhập cho người dân, các địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tận dụng tối đa nhiều lợi thế. Mặc dù đây là năm đầu tiên triển khai liên kết với Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh bao tiêu toàn bộ sản phẩm cây dược liệu kim tiềm thảo và mã đề cho HTX, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương nên người dân rất yên tâm… Giám đốc HTX sản xuất dược liệu xã Cẩm Vịnh Trần Văn Toàn chia sẻ: “Cứ ngỡ mảnh đất cằn cỗi, nắng cháy da, cháy thịt nơi miền quê nghèo sẽ không thể nào đưa người dân thoát cảnh mất mùa do hạn hán, nghèo đói. Thế nhưng, khi HTX mạnh dạn đưa cây dược liệu vào trồng ở những cánh đồng bị bỏ hoang đã mang lại khoản thu nhập không ngờ, đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm”.

Không giấu nổi niềm vui, Chủ tịch UBND xã Cẩm Phúc Hoàng Kim Thắng vui mừng: Gần 7ha đất trước bỏ hoang, nay được thay thế bởi màu xanh của kim tiền thảo và ích mẫu nên người dân rất phấn khởi. Nhìn chung, đây là hướng đi triển vọng, vừa cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành dược, vừa tạo hiệu quả cho kinh tế tập thể trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện nay.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh Nguyễn Văn Chiến cho biết: Xã đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển sản xuất. Qua triển khai thành công mô hình cây dược liệu trên địa bàn, thời gian tới chúng tôi sẽ ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Dược đưa thêm các loại cây con mới như nghệ vào sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân… Tuy nhiên, theo đại diện các địa phương, khó khăn lớn nhất hiện nay là nếu sản xuất ra nhiều thì có bao tiêu được sản phẩm hay không? Bên cạnh đó, giá cả cũng chưa cạnh tranh, nếu nhiều doanh nghiệp vào đầu tư có thể sẽ nâng cao được thu nhập cho người dân, nhưng hiện mới chỉ kết nối được với Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh.

Chung trăn trở, Giám đốc HTX Trần Văn Toàn cho hay, từ khi bắt tay vào sản xuất, HTX chưa thành công trong gieo hạt mà phải mua giống cây ở miền Bắc. Chúng tôi mong muốn các cấp, ngành quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để HTX chủ động nguồn giống, giảm giá thành sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ HTX san lấp mặt bằng, mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập cho xã viên; doanh nghiệp ổn định giá như hợp đồng đã ký kết để động viên bà con sản xuất.

Thiết nghĩ, để liên kết và phát triển bền vững nguồn dược liệu tại chỗ, doanh nghiệp cần hỗ trợ, chia sẻ nhiều hơn với người dân. Ngoài ra, các HTX, tổ hợp tác cần nghiêm túc thực hiện các điều khoản liên kết, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để bảo đảm lợi ích hai bên, tránh tình trạng trồng cây dược liệu tràn lan, không có quy hoạch, dẫn đến ‘‘cung lớn hơn cầu’’, khó khăn trong đầu ra cho sản phẩm…

Theo Diệp Anh/daibieunhandan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 44792

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 160662

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60482619