01:41 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tàu lại ra khơi

Chủ nhật - 05/03/2017 22:27
Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn với người dân, ngay sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh, các ngành, địa phương đã tập trung cao độ thực hiện công tác kê khai, chi trả tiền bồi thường.

Tính đến ngày 22/2, các địa phương đã chi trả 962,25 tỷ đồng trên tổng số kinh phí UBND tỉnh đã phê duyệt là 1.020 tỷ đồng. Dù trực tiếp gánh chịu thiệt hại nhưng người dân các địa phương ven biển đang từng bước khôi phục sản xuất, phấn khởi nhận tiền và chia sẻ nhiều dự định.

Ngư dân Nguyễn Văn Hướng (Kỳ Xuân, Kỳ Anh), chia sẻ: “Mặc dù sự cố môi trường xảy ra rất nặng nề nhưng tôi thấy Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác bồi thường cho chúng tôi. Tôi vừa nhận được 90 triệu đồng bồi thường nên đang sửa sang lại tàu bè, hết khoảng 35 triệu đồng, số còn lại tôi sẽ mua sắm thêm ngư lưới cụ để phục vụ đánh bắt”. Còn ông Nguyễn Đình Mẫn (thôn Hội Minh, Xuân Hội, Nghi Xuân), phấn khởi: “Sự cố môi trường là ngoài ý muốn, nhưng chúng tôi thấy sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước. Nhận được tiền bồi thường, gia đình đã có một cái tết đầy đủ hơn, sau nữa, có điều kiện để mua sắm thêm ngư lưới cụ khai thác, ổn định cuộc sống”.

tau lai ra khoi

Ngư dân Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên) cải hoán, sửa sang lại tàu sau khi nhận được tiền bồi thường.

Không chỉ ông Hướng, ông Mẫn, mà tất cả những người được nhận tiền bồi thường mà chúng tôi gặp, đều có chung niềm vui, niềm phấn khởi. Chủ tịch UBND xã Xuân Hội Trần Sông Hương nói: “Toàn xã có 586 đối tượng, được nhận tổng số tiền trên 10 tỷ đồng. Những người được chi trả rất phấn khởi. Có được một khoản tiền khá lớn này, vừa rồi, người dân chúng tôi có một cái tết vui vẻ, ấm cúng hơn. Về lâu dài, có điều kiện để phát triển ngành nghề, đầu tư ngư lưới cụ bám biển”.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên Lê Ngọc Hà, cho biết: “Cùng với tổ chức chi trả, chúng tôi đã tham mưu, tư vấn cho người dân trong việc sử dụng đồng tiền được bồi thường. Hầu hết ngư dân được nhận tiền đều rất phấn khởi và sử dụng đúng mục đích. Nhiều người trong số họ đã tu sửa tàu thuyền, sắm ngư lưới cụ để tiếp tục ra khơi, bám biển. Đợt vừa rồi, Cẩm Xuyên có 6 tàu công suất trên 90 CV đã được đóng mới và hạ thủy đưa vào sử dụng”.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Đức Nhân cho biết thêm: Hiện tại, còn một số tồn tại, vướng mắc đang được tập trung tháo gỡ, như: thủ tục chi trả cho nhóm đối tượng bồi thường đang đi xuất khẩu lao động nước ngoài; một số đối tượng thuộc diện được kê khai tại Văn bản 6851/BNN-TCTS nhưng không thuộc đối tượng bồi thường được quy định tại Quyết định 1880/QĐ-TTg như chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại, chủ cơ sở SXKD đá lạnh, đóng sửa tàu thuyền, SXKD ngư cụ có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trấn ven biển; một số vướng mắc xung quanh hóa đơn, chứng từ hàng hải sản tồn kho, cơ sở nuôi trồng thủy sản; định mức đơn giá lao động giản đơn có tính chất đơn giản, không thường xuyên, thu nhập chính.

tau lai ra khoi

Thị xã Kỳ Anh chi trả tiền dền bù sự cố môi trường biển cho người dân trên địa bàn. Ảnh: P.Q.

Cũng theo ông Nhân, hiện tại, Chính phủ đang giao các bộ, ngành trung ương hướng dẫn tháo gỡ các vướng mắc về hồ sơ hóa đơn, chứng từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do sự cố môi trường biển; tham mưu ban hành các định mức đơn giá bồi thường cho các đối tượng còn thiếu; sớm thống nhất phương án xử lý hàng hải sản tồn kho.

Sự cố đã qua, ngư dân phấn khởi nhận tiền bồi thường và yên tâm đầu tư, bám biển. Tuy vậy, thực tế hiện nay ở một số nơi, hạ tầng luồng lạch, cảng, dịch vụ hậu cần nghề cá chưa được đầu tư đồng bộ, khiến họ gặp khó khăn trong hoạt động. Vấn đề này, ông Trịnh Quang Luật - Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân cho rằng, tại cảng Xuân Hội hiện nay, dịch vụ hậu cần nghề cá còn rất yếu kém nên cần được các cấp, ngành quan tâm thu hút đầu tư để tạo sự phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng cần tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành âu trú bão để giúp ngư dân có nơi neo đậu tàu thuyền an toàn, nhất là khi mùa mưa bão đến.

Tính đến 22/2, kết quả triển khai công tác chi trả bồi thường thiệt hại được UBND tỉnh phê duyệt 1.020/1.200 tỷ đồng trung ương cấp ứng. Qua đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chi trả được 962,5 tỷ đồng. Cụ thể, huyện Nghi Xuân đã thực hiện chi trả được 133,31/139,87 tỷ đồng; Lộc Hà 149,93/165,33 tỷ đồng; Thạch Hà 157,43/159,05 tỷ đồng; TP Hà Tĩnh 9,36/9,65 tỷ đồng; Cẩm Xuyên 216,06/216,1 tỷ đồng; huyện Kỳ Anh 121,88/129,82 tỷ đồng; thị xã Kỳ Anh 174,06/200,6 tỷ đồng.

Nhóm PV Kinh Tế/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 243

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 30192

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 944751

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71172066