Theo đó, toàn huyện có 60 mô hình quy mô lớn, 106 mô hình quy mô vừa, 713 mô hình quy mô nhỏ, bình quân mỗi xã có 39,5 mô hình/xã. Nguồn thu của các mô hình chủ yếu từ trồng cây ăn quả, chăn muôi lợn, bò, gà, rừng nguyên liệu như keo, tràm…
Trong số này có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu, cho thu nhập gần 300 triệu đồng/năm như: Trang trại trồng cam chanh Thượng Lộc của chị Võ Thị Loan và ông Nguyễn Thu Khương (Thượng Lộc), mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ của ông Lê Hồng Điệp (Phú Lộc); trang trại tổng hợp của chị Phạm Thị Thu (Mỹ Lộc); chăn nuôi bò liên kết chất lượng cao (Yên Lộc)…
Thời gian qua, phong trào phát triển mô hình kinh tế gắn liền với xây dựng NTM đã được nhiều địa phương trong huyện quan tâm, đầu tư.
Huyện Can Lộc đã xác định được một số sản phẩm chủ lực gắn với quy hoạch các vùng sản xuất, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục có cơ chế khuyến khích các hộ sản xuất, kinh doanh đầu tư, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng bền vững; phát triển một số giống cây, con mới phù hợp với điều kiện tự nhiên; khai thác hiệu quả lợi thế của từng địa phương đặc biệt là giống cam chanh Thượng Lộc tại vùng trà sơn.
Theo Thái Oanh/baohatinh.vn
Những tin mới hơn