02:09 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ KH-CN sẽ bố trí kinh phí nghiên cứu vắc xin tả lợn Châu Phi

Chủ nhật - 07/04/2019 05:07
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định: Nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả lợn Châu Phi là việc khó, nhưng bắt buộc phải làm.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh (ảnh: Minh Phúc)

Bộ NN-PTNT vừa có buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Quốc gia về đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu vắc xin tả lợn Châu Phi.

Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, trong đó có nhóm “Sản phẩm vắc-xin phòng bệnh cho người và vật nuôi của Việt Nam”.

Bởi vậy, trong những năm qua, chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để sản xuất vắc xin. Cả nước hiện có có 9 cơ sở sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn GMP/WHO. Nhiều doanh nghiệp, viện nghiên cứu, đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở, ứng dụng và nhận chuyển giao nhiều công nghệ, kỹ thuật sản xuất vắc xin tân tiến trên thế giới để nghiên cứu sản xuất vắc xin.

Dịch tả lợn châu phi đã quét qua hơn 50 quốc gia trên thế giới rồi. Việc sản xuất vắc xin tả lợn Châu Phi là việc bắt buộc phải làm, vì nền chăn nuôi Việt Nam sẽ cần rất nhiều năm để giảm tỷ lệ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình.

03 Bộ NN-PTNT, Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế họp bàn về đề xuất nhiệm vụ sản xuất vắc xin tả lợn Châu Phi ngày 5/4/2019 (ảnh: Minh Phúc).

“Tôi sang Bộ NN-PTNT ngày hôm nay không phải để hò reo. Thủ tướng đã có Chỉ thị 04 rồi, chúng ta phải tập trung bàn bạc để làm”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Vì vấn đề nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả Châu Phi là nhiệm vụ phát sinh trong năm 2019. Bởi vậy, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho rà soát tất cả các chương trình, dự án và sẵn sàng điều tiết, cắt giảm kinh phí để tiếp nguồn lực cho các viện nghiên cứu, doanh nghiệp khoa học công nghệ thực hiện nghiên cứu, sản xuất vắc xin.

Mặc dù sản xuất vắc xin tả lợn Châu phi là rất khó, tuy nhiên, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tin tưởng, với nguồn lực của Việt Nam hiện nay, chúng ta có cơ hội lớn để sản xuất được vắc tin tả lợn Châu Phi. Bởi trước đó, chúng ta đã có quá trình tích luỹ kinh nghiệm, cơ sở vật chất, kho học công nghệ và các vật liệu để sản xuất vắc xin. Một số loại vắc xin khó sản xuất cũng đã được nghiên cứu và sản xuất thành công bước đầu ở Việt Nam như tai xanh, lở mồm long móng...

Theo MINH PHÚC/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 274

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 31025

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1099509

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60107832