12:14 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bước đi nào phù hợp?

Thứ hai - 03/09/2012 09:59
Phát triển NNCNC tại Việt Nam dễ hay khó? Hướng đi nào phù hợp với điều kiện của nước ta? Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đã bày tỏ quan điểm của mình tại Diễn đàn NNCNC về SX rau, hoa vừa diễn ra tại Lâm Đồng…


SX nông nghiệp ứng dụng CNC đang phát triển mạnh tại Lâm Đồng

*Giáo sư Nguyễn Thơ: “CHỌN CÔNG NGHỆ KHÔNG NẶNG VỀ HÌNH THỨC”

Những năm gần đây nước ta đã xuất hiện một số mô hình về NNCNC dưới nhiều hình thức, chủ yếu là trên cây rau và hoa. Tuy nhiên thế nào là NNCNC, tổ chức ra sao cho hợp lý vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau.

Theo chúng tôi, trong điều kiện của nông nghiệp nước ta hiện nay, VN không nhất thiết lúc nào cũng phải SX bằng công nghệ sinh học hiện đại, trồng cây trong nhà kính nhà lưới đắt tiền mới là CNC. Nhiều khi cứ gò bó theo những công nghệ đó rất đắt tiền, không hiệu quả kinh tế, không có sức lan tỏa, chỉ nặng về hình thức. Có những công nghệ đối với các nước tiên tiến chỉ là SX bình thường, nhưng đối với nước ta lại là CNC.

Trước mắt trong những vùng SX nguyên liệu tập trung như lúa gạo, rau hoa quả, cây điều, ca cao, cà phê, hồ tiêu, cao su… nếu sớm được ứng dụng CNC thì sức sống sẽ rất lớn, sức lan tỏa mạnh và sẽ giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc trong SX của các cây trồng trọng điểm. Tuy nhiên, trước khi chọn một công nghệ SX phải đều nghiên cứu trước thị trường, đối tượng nhu cầu sản phẩm là ai, ở đâu, có hiệu quả kinh tế hay không để quyết định phương án đầu tư. 

*Ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt: “PHẢI CÓ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG RIÊNG CHO NNCNC”

Muốn có sản phẩm NNCNC thì DN có sản phẩm đầu ra thuộc lĩnh vực nông nghiệp cũng phải có nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nhân và quy trình SX hiện đại. Đơn cử mỗi héc ta nhà kính của Cty Dalat Hasfarm giá khoảng 7-8 tỷ đồng, mỗi ha nhà kính của Cty Apolo đầu tư khoảng 3 triệu USD. Nhà kính mà nông dân hay các Cty VN nhập về từ nước ngoài chất lượng có thể chấp nhận được cũng phải 5 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên, nguồn vốn cho NNCNC đang vô cùng khó khăn.

Tại sao khi chúng tôi muốn đầu tư cho NNCNC thì chỉ được vay ngắn hạn? Khi thế chấp, đất nông nghiệp là tài sản chính của nông dân và DN thì được đánh giá quá thấp: 1m2 đất chỉ tương đương 1 bát phở. Hiện đất trồng cây hàng năm hầu hết cấp đến năm 2013 đều bị các ngân hàng cổ phần có vốn cho vay trung dài hạn không chấp nhận cho thế chấp vì sắp hết thời hạn giao quyền sử dụng đất rồi.

 Trong một buổi đối thoại giữa DN với ngân hàng, ông Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh trả lời: “Không có chính sách tín dụng nào riêng cho NNCNC”. Chúng tôi đã làm việc với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là Ngân hàng Đầu tư- Phát triển, Ngân hàng Phát triển VN, Quỹ Đầu tư phát triển của tỉnh Lâm Đồng, họ đều trả lời không có nguồn vốn cho các DN vay trung, dài hạn, chỉ có thể cho vay vốn ngắn hạn và nếu như thế thì các DN nhỏ và vừa không bao giờ có điều kiện để ra “biển lớn”. 

*Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: “XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MẠNH CHO SẢN PHẨM NNCNC”

Để triển khai các lĩnh vực NNCNC, nhà nước cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa về nguồn vốn, cơ sở vật chất, con người, vì hiệu quả kinh tế trong việc áp dụng CNC tại Lâm Đồng là rất lớn. Sau 8 năm thực hiện, đến nay đã có hàng chục DN với số vốn đăng ký hàng tỷ USD, doanh thu trên đơn vị diện tích tăng gấp 2,4 lần bình quân cả nuớc, tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần bình quân cả nước. Chương trình đã hình thành một bộ phận DN và nông dân làm giàu từ việc ứng dụng SX NNCNC.

Từ thực tiễn đó cho thấy, Lâm Đồng cũng như các tỉnh khác cần tiến hành rà soát quy hoạch tổng thể và xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng chuyên canh nông nghiệp ứng dụng CNC. Tiếp tục có cơ chế thu hút các DN đầu tư và thực hiện chính sách hỗ trợ DN trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và đào tạo nguồn lực. Có cơ chế về nguồn vốn để khuyến khích các DN đầu tư và đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến nông lâm sản và công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Đặc biệt, cần hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm NNCNC để đảm bảo hiệu quả kinh tế, sức hấp dẫn, cũng như khả năng xâm nhập thị trường thế giới. Đơn cử như tại Lâm Đồng, ngay từ đầu tỉnh đã xác định thương hiệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hội nhập WTO, nên đầu tư mạnh về nhân lực và kinh phí để hướng dẫn các DN và địa phương xây dựng thương hiệu.

Đến nay toàn tỉnh có khoảng 400 DN được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy xác lập nhãn hiệu hàng hóa. Nhờ thế mà sản phẩm NNCNC của tỉnh nhanh chóng tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

BÙI NGUYỄN – MINH SÁNG 
Nguồn:nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 191


Hôm nayHôm nay : 60636

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 176506

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60498463