00:48 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong các nông hộ, gia trại

Thứ ba - 23/07/2019 10:26
Hiện nay tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp trên cả nước. Là tỉnh thứ 36 có lợn bị DTLCP, đến ngày 18/7/2019 Hà Tĩnh đã có 271 hộ/28 xã, Phường, thị trấn của 7 huyện, thành phố (Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Lộc Hà, TP. Hà Tĩnh, Hương Sơn, Hương Khê), đã tiêu hủy 1.205 con với trọng lượng 63.496 kg lợn bị bệnh; dịch bệnh đang có chiều hướng tiếp tục lây lan diện rộng.
Trong thời gian qua, chăn nuôi lợn với quy mô nhỏ lẻ đã làm tốt vai trò duy trì, phát triển tổng đàn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Theo số liệu tổng hợp của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có khoảng 38.000 hộ chăn nuôi tập trung với quy mô dưới 10 con/hộ (chiếm 60% tổng đàn lợn toàn tỉnh). Tuy nhiên, việc áp dụng các quy trình phòng chống dịch bệnh và các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đối với những nông hộ, gia trại chăn nuôi nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn, do vậy dịch bệnh chủ yếu xảy ra tại các nông hộ, gia trại chăn nuôi nhỏ.  
Để hạn chế, ngăn chặn kịp thời Dịch tả lợn Châu Phi khi chưa có vắc xin để phòng bệnh thì biện pháp hữu hiệu nhất là nghiêm túc thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, đó là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật chăn nuôi thú y bảo đảm cho vật nuôi phát triển bình thường, ngăn ngừa sự tiếp xúc của vật nuôi với các mầm bệnh (các vi khuẩn, virus và các tác nhân sinh vật gây bệnh khác)  để có sản phẩm con giống, nguồn thực phẩm sạch bệnh.
Để thực hiện tốt quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, người chăn nuôi cần lưu ý một số biện pháp sau:
1. Mục đích của Chăn nuôi an toàn sinh học: Nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh cho đàn vật nuôi.
2. Nguyên tắc:
a) Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ:
- Khu vực chăn nuôi cách xa nhà ở, có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
- Hạn chế tối đa người lạ ra vào khu vực chăn nuôi; trước cổng khu vực chăn nuôi và ở mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng; phải thường xuyên, định kỳ tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và khu vực chăn nuôi;
- Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
b) Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi thông qua việc cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, nước uống sạch cho vật nuôi; chuồng nuôi đảm bảo đúng quy cách, mật độ nuôi hợp lý và vật nuôi được tiêm phòng định kỳ, tẩy giun sán đầy đủ.
c) Khu vực chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ. Con giống phải biết rõ lai lịch, nguồn gốc, tình trạng bệnh dịch khi  mới nhập; trước khi nhập vật nuôi phải nuôi cách ly theo quy định. Kiểm soát thức ăn, vật tư và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại; kiểm soát không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó mèo và người lạ ra vào khu vực chăn nuôi.
3. Các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học
3.1. Về chuồng nuôi:
 - Chuồng nuôi lợn phải bảo đảm dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng, cụ thể:
+ Tách biệt với nhà ở, có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
+ Có ô chuồng để cách ly đàn lợn mới nhập với đàn lợn cũ;
 + Có khoảng trống giữa các dãy chuồng để dễ dàng đi lại và thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng; hố chứa nước vôi, hóa chất trước dãy chuồng để sát trùng;
+ Có lưới xung quanh chuồng nuôi để ngăn chặn chó, mèo, chim, chuột, ruồi, muỗi,... từ bên ngoài mang theo mầm bệnh vào khu vực chuồng nuôi;
- Các dụng cụ, thiết bị dùng trong chăn nuôinênsử dụng tại khu vực chăn nuôi và không dùng chung cho các mục đích khác ngoài khu vực chăn nuôi;
- Hạn chế người thân quen, hàng xóm, thương lái,… ra, vào khu vực chuồng nuôi lợn.
3.2. Về giống và quản lý con giống:
    - Lợn giống phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp với lứa tuổi lợn theo quy định của thú y. Không mua lợn từ vùng bị dịch, nghi bị dịch bệnh, lợn trôi nổi trên thị trường.
 - Lợn mới nhập về cần được nuôi cách ly với đàn lợn cũ tại khu vực có ô chuồng riêng trong thời gian từ 2 đến 3 tuần.Theo dõi các biểu hiệnbất thường của đàn lợn trong quá trình nuôi cách ly. Sau thời gian nuôi cách ly, nếu lợn khỏe mạnh, không bị dịch bệnh thì cho nhập đàn;
- Không nuôi, nhốt chung các lứa lợn khác nhau trong cùng ô chuồng, không nuôi chung với các loài vật khác như gà, ngan, ngỗng, chim bồ câu.
     3.3. Về thức ăn, nước uống:
- Thức ăn sử dụng cho lợn phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng vàcòn hạn sử dụng.Không sử dụng thức ăn thừa của đàn lợn đã bị dịch bệnh, thức ăn từ các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, khu công nghiệp...;.
- Các loai thức ăn tận dụng của gia đình phải được nấu chín trước khi cho ăn.
- Thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần có nơi để bảo quản riêng biệt, khô ráo. Nên có các giá kê thức ăn và nguyên liệu, tránh đặt trực tiếp bao thức ăn xuống nền nhà.
    - Nước uống phải đáp ứng đủ theo nhu cầu của từng loại lợn; nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh. Không sử dụng nước ao, hồ, sông, suối... cho lợn uống, tắm cho lợn hoặc vệ sinh chuồng trại.
 - Thường xuyên theo dõi, giám sát tình trạng sức khỏe của đàn lợn, phát hiện sớm và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.
3.4. Về vệ sinh thú y và phòng bệnh:
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định và phải ghi chép cụ thể thời gian, loại vắc xin.     
- Hàng ngày quét dọn, thu gom và xử lý chất thải rắn,chất thải lỏng bằng các phương pháp phù hợp với từng loại chất thải. Vệ sinh, sát trùng và rửa sạch máng ăn, máng uống.
- Định kỳ phun hóa chất tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Rải vôi bột tại các lối đi từ ngoài cổng vào chuồng nuôi và giữa các dãy chuồng.
 - Sau khi xuất, bán lợn thực hiện vệ sinh, sát trùng các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi và để trống chuồng nuôi ít nhất 3 tuần.
- Không để nước thải, nước rửa chuồng chảy tràn từ ô chuồng này sang ô chuồng khác, từ chuồng này sang chuồng khác và không được thải trực tiếp nước thải ra môi trường. Không để nước đọng xung quanh khu vực chăn nuôi.
 - Định kỳ phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh.
 - Xác lợn chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân cần được thu gom và xử lý tiêu hủy theo đúng quy định của thú y. Tuyệt đối không bán lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra thị trường và không được vứt xác lợn chết ra môi trường xung quanh.
Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiephatinh.gov.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 30275

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1163421

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60171744