Bí mật này đã được hé lộ sau khi các nhà khoa học Australia công bố công trình nghiên cứu của họ trên tạp chí Khoa học địa lý tự nhiên ra ngày 17/3.
Các nhà khoa học cho biết khi xảy ra một trận động đất nhỏ dù lớn hay nhỏ, vỏ Trái Đất thường xuất hiện khoảng trống đầy chất lưu (chất nước và chất khí). Áp suất thay đổi đột ngột trong khoảng trống khiến chất lưu chuyển động nhanh và bay hơi, trong khi các phân tử vàng tan chảy trong chất lưu gần như lắng đọng ngay lập tức. Nhiều trận động đất lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến việc hình thành các mỏ vàng lớn.
Theo các nhà khoa học, sẽ phải mất gần 100.000 năm để hình thành một mỏ vàng trữ lượng 100 tấn.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Australia sử dụng mô hình số để xác định tình trạng giảm áp trong khoảng trống chứa chất lưu trong một trận động đất. Bằng cách làm này, họ đã trả lời được câu hỏi tồn tại lâu nay về cách thức vàng cô đặc từ trạng thái tan chảy sang trạng thái rắn./.
(TTXVN)