22:25 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách phòng, trừ sâu đục vỏ trái chanh

Thứ tư - 21/11/2012 23:04
Giồng Trôm có khoảng 1.000ha chanh, tập trung ở các xã Lương Hòa, Lương Quới, Châu Bình, Long Mỹ…, mang lại giá trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, trên cây chanh xuất hiện sâu đục vỏ trái gây thiệt hại đáng kể cho nhà vườn.

Nhiều vườn chanh ở Bến Tre bị thiệt hại nặng do sâu đục vỏ trái.

Để bán được giá cao, nông dân Giồng Trôm đã áp dụng biện pháp xử lý ra hoa đậu trái nghịch vụ. Bà con tiến hành xử lý vườn chanh từ tháng 8 - 10 (dương lịch) để thu hoạch trái bán vào tháng 2 - 4 năm sau. Năng suất vụ nghịch thường thấp, trong khi điều kiện thời tiết không thuận lợi nên chanh dễ bị côn trùng tấn công. Đặc biệt, khi hoa nở rộ cũng là thời điểm sâu đục trái phát triển.

Anh Trần Văn Quan ở ấp Bình Đông A, xã Châu Bình có 8 công (1 công = 1.000m2) trồng chanh xen dừa. Anh xử lý chanh có trái quanh năm, nhất là cho trái vào mùa nghịch. Mỗi năm, anh thu hoạch trên 10 tấn trái, thu nhập hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, vườn chanh bị sâu đục vỏ trái tấn công. “Những năm đầu, sâu chỉ tấn công vào thời điểm cây chanh ra trái vụ nghịch. Hai năm trở lại đây, sâu đục vỏ trái xuất hiện quanh năm, đặc biệt là mùa nắng, làm giảm năng suất từ 30 - 50%”, anh Quan lo lắng.

Vườn chanh 1ha xen dừa của anh Nguyễn Văn Khoe cùng ở ấp Bình Đông A cũng bị sâu đục vỏ trái gây hại nặng. Anh Khoe nói: “Nếu như cách đây khoảng 5 năm, mỗi năm tôi thu khoảng 12 tấn chanh thì 2 năm nay do sâu đục vỏ trái gây hại, tôi chỉ thu được khoảng 8 tấn. Tính ra thiệt hại hàng chục triệu đồng”.

Qua theo dõi của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre, sâu đục vỏ trái chanh do một loài bướm có kích thước rất nhỏ, màu xám, chiều dài sải cánh khoảng 8mm sinh ra. Bướm hoạt động, bắt cặp và đẻ trứng vào chiều mát, lúc chập tối. Trứng được đẻ trên chùm bông hoặc trái non. Trứng mới đẻ có màu trắng trong, dạng hình tròn, nhìn từ bên ngoài giống như túi tinh dầu trên vỏ trái. Ấu trùng có màu xanh ngọc. Mùa nắng tỷ lệ sâu đục vỏ trái xuất hiện nhiều và gây hại mạnh hơn mùa mưa. Một con bướm cái có thể đẻ vài chục đến vài trăm trứng. Sau khi nở thành sâu non sẽ đục vào trong phần vỏ của trái, ăn phần mô mềm của vỏ, làm cho vỏ trái chanh phồng lên thành một xoang rỗng. Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, sâu chui ra ngoài, kéo một lớp tơ mỏng làm kén và hóa nhộng trong kén trên những lá gần nơi trái bị đục hoặc ngay cả trên trái. Sâu tấn công khi trái còn nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên trái, nếu bị nặng trái sẽ rụng. Nếu sâu tấn công trễ hơn, trái vẫn phát triển bình thường nhưng bị biến dạng (khi lớn trên trái có vết sẹo rất to, xấu xí), giá trị chanh thương phẩm giảm mặc dù chất lượng trái không bị ảnh hưởng vì sâu chỉ ăn phần vỏ mà không đục trong phần múi. Sâu chủ yếu tấn công và gây hại giai đoạn trái non ở thời điểm từ 1-2 tuần tuổi.

KS. Hồ Văn Lập (Phòng Nghiệp vụ khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre) cho biết: “Sâu đục vỏ trái rất khó phòng trị vì đa số chỉ phát hiện khi chúng đã đục vào trong, vỏ trái đã bị u sần và nhà vườn không loại bỏ trái bị đục đem tiêu hủy nên có nhiều lứa sâu phát triển gây hại cho những đợt trái kế tiếp và đợt sau thường bị hại nặng hơn đợt trước. Do đó, ở vùng bị nhiễm sâu đục vỏ trái, cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện và phun thuốc khi bướm bắt đầu đẻ trứng hoặc giai đoạn sâu mới gây hại khi trái vừa tượng hình. Thu gom trái bị nhiễm tiêu hủy để diệt sâu hiện diện trong trái. Ở vùng thường xuyên bị nhiễm sâu đục vỏ trái có thể sử dụng các nhóm thuốc trừ sâu sinh học như Abamectin, Emamectin, Methytamine avermectin… để phun khi vừa tượng trái non, phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày. Khoảng 1 tháng sau khi tượng trái thì sâu không còn phá hại nữa. Nếu thấy nhộng của sâu trên lá, khoảng 5 - 7 ngày sau nhà vườn cần phun thuốc phòng trừ để ngăn chặn sự bộc phát của thế hệ sau”.

Cao Dương

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 634250

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70861565