08:50 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật

Thứ tư - 06/11/2013 08:40
Mưa lũ không chỉ cuốn trôi tôm cá mà còn để lại hậu quả xấu đối với môi trường ao nuôi. Cải tạo ao đầm sau bão lũ đúng kỹ thuật sẽ giúp việc tái sản xuất được thuận lợi hơn.

Hầu hết những vùng nuôi thủy sản bị mưa lũ đi qua đều ít nhiều bị thiệt hại, đặc biệt là các vùng, ao đầm nuôi được đầu tư nhiều khi bị lũ bão thì thiệt hại càng lớn. Các thiệt hại chính thường là: vỡ bờ ao, đổ gãy hệ thống cột điện, đổ nhà chòi canh, hỏng máy móc, thiết bị...

Do bị ngập trong nước lũ nên ao đầm nuôi cá tôm sẽ bị đọng lại lớp bùn dày đặc, nước trong ao đầm sẽ bị ngọt hóa. Đây là hai vấn đề cần phải giải quyết triệt để trong quá trình chuẩn bị ao cho vụ nuôi mới.

Dùng vôi rải đáy và bờ ao để diệt tạp, ngăn ngừa mầm bệnh - Ảnh: Phan Thanh Cường

Các bước chuẩn bị: Đầu tiên cần vớt hết rác, bèo... nổi trên mặt ao và sau đó dùng bơm bơm cạn nước ao. Khi ao đã được bơm cạn tiến hành hút bùn loãng và sên vét đáy ao cho sạch. Lớp bùn này là nơi chứa nhiều chất độc hại, chất thải, thậm chí là nơi ẩn chứa mầm bệnh. Sau khi sên vét, đáy ao cần được phơi nắng 5 - 7 ngày để giúp đáy ao được khoáng hóa, phân hủy các chất độc còn tồn đọng.

Dùng vôi (CaO) rải đáy và bờ ao để diệt tạp và mầm bệnh, trung hòa độ pH. Nếu đáy ao có nhiều mùi hôi, bùn đen thì có thể dùng Cloramin để diệt khuẩn, sau đó thau rửa ao nhiều lần.

Đối với những ao tôm lót bạt thì cần kiểm tra và xử lý những chỗ bạt rách, bạt phồng. Cọ rửa vệ sinh bạt trước khi cấp nước vào ao.

Sau mưa lũ, cá nuôi cũng thường hay mắc một số loại bệnh nên người nuôi cũng cần phải phải chủ động phòng trị bệnh cho cá: Cá nuôi ở những vùng bị ngập lụt thường mắc các bệnh như: xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ do vi khuẩn gây hại, trùng bánh xe, sán lá gan.

Do vậy, trong quá trình nuôi, cần chủ động phòng ngừa bằng cách: Bón vôi định kỳ xuống ao 15 ngày một lần, mỗi lần 1,5 - 2 kg/100 m3 nước. Đối với bệnh xuất huyết, dùng thuốc KN-04-12 trộn vào thức ăn, cho cá ăn 1 - 2 đợt, mỗi đợt liên tục 5 ngày, cho cá ăn 2 - 4 g/kg cá/ngày. Đối với bệnh xuất huyết đốm đỏ, có thể dùng KN-04-12 trộn vào thức ăn, cho ăn 2 - 4 g/kg cá/ngày, cho cá ăn liên tục trong 7 - 10 ngày. Đối với bệnh trùng bánh xe dùng muối tắm cho cá, với lượng 2 - 3g muối/kg cá trong 15 phút hoặc dùng một số loại thuốc thú y bán trên thị trường.

Ngoài ra, trong các ao nuôi cá sau ngập lụt thường xuất hiện nhiều loại cá tạp từ nơi khác đến, đồng thời cá nuôi cũng bị cuốn trôi đi nơi khác. Số cá còn lại sống trong môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu thức ăn, nguy cơ đối diện với dịch bệnh. Vì vậy, cần kiểm tra, tuyển chọn lại đàn cá và bổ sung cá giống. Đối với cá được chọn để nuôi lại, nhất thiết phải tẩy trùng trước khi thả sang ao khác. Đối với cá giống thả bổ sung, chọn cá không bị nhiễm bệnh, khỏe mạnh, bảo đảm kích cỡ.

Trọng Nam 

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263


Hôm nayHôm nay : 44654

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1103914

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72786623