Lựa chọn những đặc điểm thể hiện năng suất gà thịt (trọng lượng theo tuần tuổi) và ở gà đẻ (sản lượng và trọng lượng trứng) đã dẫn tới nhu cầu dinh dưỡng có thể làm tăng sức khỏe hệ xương của vật nuôi. Ví dụ, những thay đổi trong tập quán hay phương thức nuôi gà đẻ như thay thế hệ thống chuồng trại và vật dụng trú ẩn ngay trong chuồng đã tác động rất lớn tới kết cấu xương ở gia cầm.
Rõ ràng kiểu gen di truyền được hình thành nhờ các tác động của chế độ dinh dưỡng đã tạo nên những đặc tính riêng liên quan đến thịt gia cầm như năng suất thịt ức. Một tỷ lệ nhỏ nhu cầu dinh dưỡng của các loại gia cầm nuôi hiện nay có thể được đáp ứng bằng cách đơn giản là tăng lượng ăn vào, duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, cách này lại không hiệu quả với những giống gà đẻ vì gen di truyền giúp tăng sản lượng trứng thì sẽ thay đổi rất chậm hoặc gần như không thay đổi tăng trọng và/hoặc lượng ăn vào ở vật nuôi.
Magie oxit giúp tăng trọng lượng cơ thể gà Ảnh: CTV
Một khẩu phần ăn điển hình của gia cầm hiện nay thường phải chứa phytase có khả năng phân giải phytin phốt pho và làm giảm tác động tiêu cực tới sự bài tiết dịch nhầy và chất kìm của cation (điện tích dương) như Canxi (Ca), Magie (Mg), kẽm (Zn) - vốn là những nhân tố tác động lên cân bằng cation:anion (điện tích âm) và sự phát triển của gia cầm.
Tác động của phytase lên khả năng tối ưu hóa khoáng chất đang dần được nhiều người nuôi nhận ra. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Ðại học Illinois (Mỹ) đã chỉ ra, việc bổ sung phytase vào khẩu phần ăn hoàn chỉnh cho heo nuôi tăng trưởng hoặc heo vỗ béo đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa canxi từ 2% lên 7%. Kết quả này cho thấy, sự tiêu hóa của nhiều loại cation có thể được tăng lên khi bổ sung phytase vào khẩu phần ăn cho gia cầm và các hãng chế biến thức ăn có thể căn cứ vào sự thay đổi này để cân nhắc công thức thức ăn cho hiệu quả.
Câu hỏi đặt ra là liệu tăng hàm lượng canxi và phốt pho có làm tăng nhu cầu sử dụng magie ở gà con hay không; đồng thời có dẫn tới việc người nuôi phải tăng cường bổ sung Mg trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia cầm có chứa phytase hay không?
Magie là một yếu tố quan trọng trong hệ xương gia cầm, đóng vai trò thiết yếu trong việc kích thích dây thần kinh và co cơ. Nó là một chất xúc tác trong 400 enzymes/hệ thống khác nhau tham gia vào quá trình trao đổi chất protein, lipid và carbohydrate. Magie cần thiết sự bài tiết insulin và là một đồng yếu tố tham gia vào quá trình cấu thành nên enzyme glutathione peroxidase - một chất kháng ôxy hóa quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể.
Oxit Magie (MgO) là khoáng chất có chứa hàm lượng Mg cao nhất và luôn sẵn có cho mục đích sử dụng làm nguyên liệu thức ăn. Không phải tất cả các nguồn MgO đều có khả năng như nhau trong việc cung cấp Mg+ ion hiệu quả cho một cơ thể sống. Tính tan, tính phản ứng và sinh khả dụng là tất cả những đặc tính tạo ra sự khác biệt giữa một sản phẩm MgO với các loại khác. MgO được sản sinh bằng phản ứng đốt cháy hoàn toàn CO2 từ magie carbonate.
Nhu cầu chất khoáng ở gà thịt, gà đẻ hoặc gà tây không được xem xét rộng rãi từ khi Mỹ xuất bản Nghiên cứu Hội đồng Quốc gia về dinh dưỡng gia cầm vào năm 1994. Những thử nghiệm gần đây với gà mái tơ và gà thịt và gà thịt đa giới tính đã kết luận rằng, sự bổ sung Magie có thể cải thiện năng suất và hệ xương cho vật nuôi.
Một nghiên cứu mới đây được thực hiện tại Ðại học bang Ohio (Mỹ) đã phát hiện việc bổ sung MgO phản ứng cao trong một khẩu phần ăn có trộn phytase đã làm tăng trọng lượng cơ thể gà mái tơ Hyline-36 và gà đẻ, tăng sức mạnh cho hệ xương ở gà mái tơ 6 và 12 tuần tuổi; đồng thời tác động lên trọng lượng trứng trong khoảng thời gian gà đẻ ở tuần 33 tới tuần 36.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung 2 pound MgO có mức độ phản ứng cao trong mỗi tấn thức ăn nuôi gà mái mơ công nghiệp và gà đẻ. Việc bổ sung này đã giúp vật nuôi tăng trọng lượng ở tuần tuổi 18 (1,216 kg và 1,1193 kg, P=0,039) và tuần tuổi 21 (1,370 kg và 1,343 kg; P=0,007).
Chụp cắt lớp vi tính định lượng (QTC) cho thấy, độ chắc khỏe của hệ xương của gà mái mơ được cho ăn bổ sung 0,1% MgO đã tăng (P=0,065) ở tuần tuổi 6 và tuần tuổi 12. Gà đẻ được cho ăn cùng hàm lượng Mg này cũng tăng trọng trứng 1% (61,9 gram và 61,2 gram; P=0,071) suốt kỳ đẻ trứng cuối cùng (tuần tuổi 33 - 36).
Theo một thử nghiệm của một nhóm nghiên cứu tư nhân trên đối tượng gà thịt nuôi nhốt, bổ sung MgO vào khẩu phần ăn đã làm tăng trọng lượng và cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn ở tuần tuổi 42 và 49.
Trong thử nghiệm đầu tiên, trọng lượng gà thịt tuần tuổi 42 và độ bền của xương ống đã được tăng lên đáng kể và hệ số chuyển hóa thức ăn cũng được cải thiện khi bổ sung Mg vào khẩu phần ăn.
Năng suất gà thịt ở tuần tuổi 42 (ăn theo khẩu phần chứa phytase) cũng được cải thiện tối đa nếu bổ sung 2 - 3 pound MgO/tấn thức ăn; trong khi đó bổ sung 3 - 4 pound MgO/tấn thức ăn lại phát huy hiệu quả rõ nét trong với cải thiện sự chắc khỏe của hệ xương. Bổ sung Mg (1,5 - 2 pound MgO/tấn thức ăn) cũng tác động tích cực tới năng suất gà thịt ở tuần tuổi 49 (70 g và 2,7 g); chuyển hóa thức ăn (1,5%) và độ bền xương (7+%). Khả năng sống cũng được cải thiện rõ rệt ở gà thịt 42 tuần tuổi.
Ðể hiểu biết sâu hơn về hàm lượng tối ưu của magie và khoáng chất khác trong khẩu phần dinh dưỡng của gia cầm chứa phytase vẫn cần phải được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, trong tương lai, việc sử dụng MgO để mang lại lợi ích cho sức khỏe hệ xương gia cầm chắc chắn sẽ trở nên phổ biến hơn. Bổ sung 2 - 3 pound MgO/tấn thức ăn gia cầm sẽ cải thiện năng suất; ở hàm lượng 3 - 4 pound MgO/tấn thức ăn lại cần thiết hơn ở gà thịt còn non nhằm tối ưu sức khỏe hệ xương.
Phải nắm được giá trị của việc bổ sung Magie với miễn dịch và trao đổi chất carbohydrate và nhiều hệ thống enzyme khác mới xóa bỏ được những hoài nghi về hiệu quả của loại phụ gia này, đồng thời khai thác hết những tiềm năng mà loại phụ gia này đem lại.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn