00:33 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cải tiến canh tác tốt hơn trồng cây biến đổi gien

Chủ nhật - 23/08/2015 20:43
Người tiêu dùng thế giới phản đối và yêu cầu ghi rõ thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gien, chưa kể nguy cơ về sức khỏe khiến nhiều nhà khoa học lo ngại về việc phát triển cây trồng biến đổi gien tại Việt Nam.
 
Bắp biến đổi gien đang được trồng ở một số địa phương - Ảnh: Chí Nhân

PGS-TS Ngô Thị Xuyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã có 2 năm (2007 - 2008) tham gia nghiên cứu về chuyển gien tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng chuyển gien ở ĐH California Riverside (Mỹ) và chủ nhiệm đề tài nghiên cứu đánh giá khả năng kháng của dòng cà chua thế hệ G2 đã chuyển gien kháng 35S ở Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm như vậy nhưng bà Xuyến vẫn khẳng định: "Trong tự nhiên vô cùng phong phú. Chúng ta chỉ cần lai tạo mà không cần chuyển gien cũng có thể tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng suất rất cao".
 
Cà chua để 6 tháng không hỏng
 
TS Xuyên cho biết bà đã thực hiện chuyển gien của con nhện vào cây cà chua, kết quả cây cà chua cho năng suất rất cao. Mỗi cây khoảng 200 quả, màu sắc rất đẹp. Sau khi ra quả, đến 3 tháng sau trái vẫn còn tươi nguyên trên cành dù lá đã úa vàng. Quả cà chua được bảo quản trong điều kiện bình thường 6 tháng mà chưa bị hỏng.“Nếu nhìn ở góc độ thông thường thì cây cà chua mà tôi chuyển gien nó có nhiều ưu thế và lợi ích rõ ràng về kinh tế nhờ bảo quản được lâu hơn bình thường. Tuy nhiên đó là vụ đầu tiên. Đến vụ thứ hai, thứ ba nó không còn đạt hiệu quả như vụ đầu. Biểu hiện rõ nhất là bộ rễ của cây bị xơ lại không phát triển tốt như trước. Điều này có nghĩa là hiện tại có thể năng suất tốt nhưng lâu dài thì chưa chắc chắn, vẫn còn là một dấu hỏi”, bà thừa nhận.
 
Nhận xét về kết quả này, PGS-TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM), đặt vấn đề: Những sản phẩm chuyển gien như trái cà chua để nhiều tháng trời vẫn còn nguyên trên cành dù lá đã vàng, củ khoai tây không bị phân hủy sau nhiều tháng trời... có đi ngược lại quy luật của tự nhiên, sinh học? Như vậy thì khi con người đưa trực tiếp những sản phẩm đó vào cơ thể mình sẽ như thế nào? Hay khi dùng làm thức ăn cho động vật thì khả năng các gien đó có xâm nhập vào tế bào của động vật không? Rồi theo đường đó, có xâm nhập vào tế bào của con người sẽ ra sao? Đây là những vấn đề mà khoa học cần phải tiếp tục làm rõ.
 
Nhiều nước “cự tuyệt” thực phẩm biến đổi gien
 
Trong một nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học Nga gần đây khi thực hiện thí nghiệm trên chuột ăn đậu tương biến đổi gien cho thấy, chuột đã mất khả năng sinh sản. Kết luận này cũng phù hợp với kết quả của các nhà khoa học ở Pháp và Áo đối với sức khỏe con người và động vật. Khi chứng minh được ngô biến đổi gien gây hại cho động vật có vú, Pháp đã ngay lập tức cấm việc sản xuất và buôn bán sản phẩm biến đổi gien.
 
Theo TS Xuyến, có 2 vấn đề cần đặt ra khi muốn phát triển cây trồng biến đổi gien. Thứ nhất, nghiên cứu của Pháp cho thấy từ tháng thứ tư trở đi, những con chuột ăn thực phẩm biến đổi gien bị phát bệnh ung thư vú. Trong khi Công ty sản xuất giống biến đổi gien Monsanto, đơn vị phát triển cây biến đổi gien lớn nhất thế giới hiện nay chỉ tiến hành nghiên cứu trong vòng có 90 ngày và kết luận “sản phẩm an toàn”. Thứ hai, người tiêu dùng trên thế giới lên tiếng phản đối thực phẩm biến đổi gien. Họ yêu cầu các nhà sản xuất phải dán nhãn biến đổi gien lên thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gien để tránh. Vì thế, tính an toàn và hiệu quả xuất khẩu thực phẩm biến đổi gien nên được cân nhắc.
 
Cần cải tiến tổ chức canh tác
 
Theo GS-VS-TSKH Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, nguyên nhân năng suất bắp của Việt Nam thấp là do 85% diện tích không chủ động tưới mà chủ yếu nhờ nước trời. Bên cạnh đó, khâu đầu tư, kỹ thuật canh tác còn hạn chế, không cơ giới hóa nên giá thành sản xuất cao. Hay nói cách khác, năng suất bắp thấp là do tổ chức sản xuất kém, không phải do yếu tố giống. Việt Nam chỉ cần tổ chức sản xuất lại là có thể tăng năng suất mà không phải cần đến bắp biến đổi gien. Thực tế, Việt Nam cũng đang có những giống bắp lai năng suất cao, có thể đạt trừ 8-12 tấn/ha/vụ (trong khi bắp biến đổi gien cũng chỉ cho năng suất tối đa là 9,24 tấn/ha/vụ) như: LVN61; LVN885; LVN66; LVN146; LVN092; LVN152... giống bắp nếp lai G77; HN88; MX10, hạt dẻo, thơm ngon, vị đậm, có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng.
 
Chí Nhân (Báo Thanh Niên)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 123

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 15886

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1259490

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72942199