06:17 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chế biến khô cá lóc bằng hệ thống sấy

Thứ tư - 12/06/2013 04:11
Công ty cổ phần Tứ Quý (tọa lạc tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông) vừa đưa vào hoạt động cơ sở chế biến cá khô bằng hệ thống sấy sạch. Đây là công nghệ của Mỹ gồm máy sấy, máy chiếu xạ tiệt trùng bằng tia cực tím, máy đóng gói hút chân không.

Ông Đỗ Công Bình - Giám đốc Công ty cho biết, xã Phú Thọ có vùng nuôi cá lóc rất lớn. Để giúp người nuôi tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm khô sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Công ty đã đầu tư 300 triệu đồng xây dựng nhà xưởng, lắp đặt hệ thống sấy với công suất 500kg cá tươi cho ra khoảng 140kg cá khô mỗi ngày.

Sau khi qua máy chiếu xạ tiệt trùng, các sản phẩm của Công ty được đóng gói trong bao bì hút chân không giúp kéo dài thời gian bảo quản, có mã vạch, được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm đạt yêu cầu chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm và được Cục ở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Trong giai đoạn đầu, Công ty chỉ sản xuất khô cá lóc và cá sặc rằn. Trong thời gian sắp tới, Công ty sẽ mở rộng diện tích nhà xưởng lên 2.000m2, đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất, tạo thêm các sản phẩm mới như khô cá bông, các chạch và cá tra phồng. Sản phẩm của Công ty được đưa đi tiêu thụ trong cả nước, nhất là các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.

Huyện Tam Nông là nơi có vùng nuôi cá lóc lớn nhất của tỉnh với diện tích hơn 60ha. Sắp tới, huyện có kế hoạch mở rộng vùng nuôi lên 200ha. Việc đầu tư cơ sở chế biến khô qua hệ thống sấy giúp cho người sản xuất không bị lệ thuộc vào thời tiết, đồng thời góp phần tiêu thụ cá lóc nguyên liệu và cung cấp cho người tiêu dùng có sản phẩm đạt chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Báo Đồng Tháp online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 437

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 436


Hôm nayHôm nay : 40885

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 601155

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70828470