18:27 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chế phẩm giúp biến chất thải thành phân hữu cơ

Thứ năm - 23/03/2017 00:03
Nhà máy sản xuất phân bón từ chất thải ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh là cơ sở đầu tiên sử dụng chế phẩm Sagi Bio của PGS-TS Tăng Thị Chính để xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp ủ đống có đảo trộn do vi sinh vật tự nhiên phân hủy.

 

Phó Giáo sư - tiến sỹ Tăng Thị Chính (thứ ba từ trái qua) cùng đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ thăm cánh đồng rau bón phân hữu cơ chế biến từ rác ở Hà Tĩnh. 
Ảnh: Hoàng Anh
Trong chế phẩm này, TS Chính sử dụng các chủng vi khuẩn bacillus, xạ khuẩn streptomyces chịu nhiệt và ưa nhiệt sinh tổng hợp mạnh các enzym ngoại bào (xenlulaza, amylaza và proteinaza). Nó có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ như rác thải sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, phân gia súc, gia cầm, than bùn...
 
“Rác thải sinh hoạt được thu gom trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên, sau đó đưa các chế phẩm vi sinh vật vào quá trình xử lý. Các chất thải hữu cơ dễ phân hủy được tách lọc từ dây chuyền phân loại, đưa sang khu vực nhà ủ nóng bằng băng chuyền tự động” - TS Chính nói và cho biết, thực tế cho thấy chế phẩm sinh học đã giúp rút ngắn thời gian xử lý khoảng 20 ngày, lượng mùn hữu cơ thu được tăng 30-36%. Chất lượng mùn tốt hơn, tỷ lệ hữu cơ tăng khoảng 5%, hàm lượng nitơ dễ tiêu tăng 11,2%, phốtpho dễ tiêu tăng 17%, axít humic tăng 40%. Mùn hữu cơ thu được từ quá trình xử lý trên hoàn toàn có thể sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
 
Theo TS Chính, xu hướng xử lý, tái chế thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp đã và đang được nhiều địa phương đầu tư. Đây là một hướng xử lý rác thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa lượng chất thải phải đem chôn lấp hoặc đốt gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Theo Phượng Hằng/khoahocphattrien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 444

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 442


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 821150

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64807094