18:46 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chủ động sản xuất hạt giống để lúa lai phát triển bền vững - Bài 2: Hình thành các mô hình liên kết mới

Thứ tư - 18/06/2014 03:49
Với nhiều ngành nghề sản xuất, sự phát triển thể hiện ở việc lực lượng tham gia ngày càng đông đảo, nhưng với sản xuất hạt giống lúa lai F1 của Việt Nam quy luật này lại ngược lại.


>> Chủ động sản xuất hạt giống để lúa lai phát triển bền vững - Bài 1: Từng bước làm chủ công nghệ
 

Nếu như trước đây, sản xuất hạt giống lúa lai F1 do nhiều hợp tác xã (HTX), đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp tham gia, thì hiện nay lực lượng này đang thu hẹp dần. Do sản xuất hạt giống lúa lai F1 đòi hỏi yêu cầu vốn đầu tư khá lớn, sản xuất phải gắn chặt với khâu chế biến và tổ chức tiêu thụ nên từ chỗ có rất nhiều đơn vị, địa phương cùng tham gia với quy mô nhỏ lẻ, phân tán, đến nay sản xuất hạt giống lúa lai F1 trong nước đã tập trung vào khoảng 20 doanh nghiệp giống thuộc các thành phần kinh tế (kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài).

 

Mô hình sản xuất lúa lai F1 theo hình liên kết đã đạt được mục tiêu ứng dụng đồng bộ 

các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, nông nghiệp công nghệ cao  (Ảnh: TTKNĐT)


Quy trình sản xuất hạt giống lúa lai F1 là quy trình công nghệ cao, phức tạp và có nhiều rủi ro liên quan đến thời tiết, đồng thời hạt giống lúa lai sản xuất trong nước thường xuyên phải cạnh tranh gay gắt với hạt giống nhập nội từ nước ngoài. Do đó sản xuất giống lúa lai F1 là lĩnh vực sản xuất đặc thù được quy định trong Thông tư số 15/2013/TT-BNPTNT ngày 26/2/2013 của Bộ NN và PTNT.


Tính đặc thù của ngành sản xuất lúa lai F1 đòi hỏi quy hoạch một số vùng sản xuất giống tập trung tại một số khu vực có điều kiện sinh thái tự nhiên, có điều kiện cách ly phù hợp, có sở vật chất kỹ thuật (thủy lợi, giao thông nội đồng, cơ sở chế biến…) đáp ứng yêu cầu cầu sản xuất chế biến hạt giống; đặc biệt phải tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, thu hoạch chế biến và tiêu thụ theo mô hình “cánh đồng mẫu”. Các đơn vị sản xuất cần phải có đủ năng lực về đội ngũ cán bộ kỹ thuật và lao động chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có năng lực về tài chính và khả năng phát triển thị trường.


Mặt khác, sản xuất hạt giống lúa lai F1 tuy hiệu quả kinh tế cao, nhưng đòi hỏi chi phí lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro về thời tiết và thị trường, do đó cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển, từng bước chủ động nguồn giống lúa lai có chất lượng tốt, giá thành hạ, giảm dần lượng giống nhập khẩu phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, sau một thời gian tham gia, các HTX và các đơn vị sự nghiệp chưa đủ điều kiện đã rút dần, hiện nay chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp giống có tiềm lực và có kinh nghiệm tham gia sản xuất. Tuy số lượng các đầu mối tham gia giảm xuống nhưng chất lượng của việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 được nâng lên rõ rệt nhờ các đơn vị tham gia đều là những doanh nghiệp có tâm huyết, có kinh nghiệm và có đủ nguồn lực đầu tư, liên kết với các HTX, các nhóm hộ nông dân triển khai sản xuất, tổ chức thu mua, chế biến, tiêu thụ. Việc hình thành các mô hình liên kết giữa cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp với HTX và nông dân theo mô hình “cánh đồng mẫu”, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy đổi mới quan hệ sản xuất trong nông thôn. Đặc biệt, mô hình liên kết theo chuỗi sản phẩm lúa lai từ nghiên cứu - sản xuất, chế biến - tiêu thụ và cơ chế chuyển nhượng bản quyền giống cây trồng đã thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, tạo điều kiện mở rộng nhanh các tổ hợp lai mới, công nghệ sản xuất mới vào sản xuất, tạo động lực mới cho sự phát triển hạt giống lúa lai nói riêng và giống cây trồng nói chung.


Hiện nay, phương thức tổ chức sản xuất hạt giống lúa lai F1 khá đa dạng. Phương thức phổ biến là doanh nghiệp liên kết với nông dân (ký hợp đồng với HTX, UBND xã hoặc đại diện nhóm nông dân trong vùng quy hoạch sản xuất giống tập trung. Theo đó, doanh nghiệp cung cấp giống bố, mẹ; ứng trước phân bón và vật tư chuyên dùng, tập huấn kỹ thuật; hợp tác trực tiếp tổ chức nông dân sản xuất tập trung theo quy trình kỹ thuật, thu hoạch sản phẩm thóc giống của nông dân để sơ chế hoặc bán thóc giống trực tiếp cho doanh nghiệp theo hợp đồng; nông dân trực tiếp thực hiện các khâu sản xuất theo hướng dẫn của HTX và doanh nghiệp. Doanh nghiệp thu mua theo giá cả đã thỏa thuận để chế biến, đóng bao và tiêu thụ sản phẩm. Phương thức này chiếm khoảng 65% tổng diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 và đây cũng là phương thức liên kết để xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trên cơ sở quy mô sản xuất nhỏ của từng hộ nông dân.


Bên cạnh đó, các công ty, trung tâm giống chủ động sản xuất trên đất được giao tại các Trạm, Trại thuộc đơn vị như Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam; các công ty, trung tâm giống cấp tỉnh đang thực hiện với tổng số diện tích sản xuất theo phương thức này chiếm khoảng 15% tổng diện tích sản xuất F1.


Ngoài ra, một phương thức khác cũng đang được nhân rộng là doanh nghiệp hoặc HTX thuê ruộng của nông dân, quy hoạch lại đồng ruộng phù hợp với sản xuất giống chuyên canh và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ. Doanh nghiệp đầu tư toàn bộ chi phí giống, vật tư, công kỹ thuật, tổ chức sản xuất theo kế hoạch của mình, thuê lao động tại chỗ theo hình thức trả công theo diện tích, sản lượng nhận khoán. Doanh nghiệp tổ chức thu hoạch, chế biến và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. Đây là mô hình tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp, được một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Cường Tân thực hiện tại Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng (Nam Định); Công ty TNHH Đại Thành thực hiện tại Tân Yên (Bắc Giang)…


Trong các mối liên kết đó, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 đã đạt được mục tiêu ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, nông nghiệp công nghệ cao, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế và giá trị gia tăng cao hơn sản xuất lúa thương phẩm, từ đó tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, các mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 đã có công lớn trong việc đào tạo tay nghề, nâng cao tính chuyên nghiệp cho một bộ phân lao động nông thôn, hình thành những “làng nghề” mới với một lớp nông dân không chỉ vững vàng về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất lúa, mà còn tự chủ tham gia trong chuỗi liên kết sản xuất giữa cơ quan nghiên cứu - doanh nghiệp - HTX và nông dân, góp phần thúc đẩy đổi mới quan hệ sản xuất trong nông thôn.

(Còn nữa)

Phạm Thanh Hương
Nguồn khuyennongvn.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1019583

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72702292