14:12 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cơ giới hoá đem lại nhiều lợi ích cho người trồng mía

Thứ tư - 05/02/2014 22:37
Nếu như ở các nước Brazil, Thái Lan… trong canh tác mía, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 80-90% thì tại Việt Nam, tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ ở mức 10-20%, chủ yếu ở khâu làm đất.
 
Cơ giới hoá sẽ đem lại lợi nhuận tối ưu cho người trồng mía. Ảnh: VGP/Quang Minh
Vì vậy, giúp người trồng mía hiểu hơn về quy trình áp dụng các thiết bị cơ giới hóa tiên tiến vào quá trình canh tác để cải thiện năng suất, nâng cao lợi nhuận tại nông trường mía của Công ty TNHH Hưng Thịnh (Tây Ninh) là một điển hình.

Ông Nguyễn Quang Hợp, Giám đốc công ty TNHH Hưng Thịnh, cho biết: “Với diện tích 1.500 ha mía hiện nay của chúng tôi thì chỉ trong 2 năm công ty chúng tôi sẽ thu hồi lại vốn vì vậy chúng tôi mạnh dạn đầu tư áp dụng máy móc vào sản xuất”.

Theo tính toán của ông Hợp, nếu thu hoạch khoảng 1.000 tấn mía, với giá nhân công như hiện nay khoảng 160.000 đồng/1 tấn, thì đầu tư máy thu hoạch mía sẽ có lợi hơn nhiều so với thu hoạch thủ công như hiện nay. “Trong điều kiện thuận lợi, năng suất của máy có thể thu hoạch 1 ha/giờ, bằng khoảng hơn 800 lao động phổ thông”, ông Hợp cho biết thêm.

GS Võ Tòng Xuân cho rằng, cơ giới hoá từ khâu trồng đến khâu thu hoạch là rất cần thiết trong ngành mía đường hiện nay, góp phần làm tăng năng suất và trữ lượng đường cho cây mía, đồng thời tiết kiệm được thời gian trong khâu thu hoạch cũng như giảm được chi phí cho người trồng mía với diện tích lớn.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), hiện nay diện tích sản xuất mía của cả nước trong niên vụ 2012-2013 là 298.200 ha, tăng hơn vụ trước 15.000 ha, năng suất bình quân cả nước đạt 63,9 tấn/ha, tăng so với vụ trước 2,2 tấn/ ha, sản lượng đạt 19 triệu tấn/năm, tăng so với vụ trước 1,5 triệu tấn. 

Tuy nhiên, năng suất mía trung bình của Việt Nam khá thấp so với các nước trồng mía khác, chỉ gần 64 tấn/ha, trong khi ở Thái Lan, năng suất lên đến khoảng 100 tấn/ha. Về năng suất đường thì Brazil hiện đạt 10 tấn đường/ha mía còn Việt Nam chỉ mới đạt 4-5 tấn đường/ha mía. 

Cần thay đổi tư duy trong trồng mía

TS. Charley Richard, chuyên gia về ngành mía đường Mỹ, cho biết quy trình canh tác và thu hoạch như hiện nay đã làm ảnh hưởng đến sản lượng cũng như chất lượng của cây mía tại Việt Nam. Điển hình như về khoảng cách hàng trồng, tại Việt Nam, người trồng mía chọn khoảng cách từ 0,8-1,4m, tuy nhiên, trên thế giới thì khoảng cách đạt chuẩn là từ 1,8m-1,9m.

“Nếu canh tác hàng rộng theo đúng chuẩn, người trồng mía có thể tiết kiệm được chi phí canh tác và năng xuất thu hoạch sẽ tăng từ 5-10%”, TS. Charley Richard nhận định.

Hiện việc kiểm soát cỏ của người trồng mía trong nước thường chọn cách đối phó với cỏ bằng phương pháp thủ công hoặc lạm dụng hóa chất (thuốc diệt cỏ), nhưng trên thế giới, việc kiểm soát cỏ lại theo phương pháp kết hợp giữa cơ giới và hóa học song song với việc theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của cỏ. Nếu việc kiểm soát cỏ của người trồng mía Việt Nam đi theo một chương trình mà các nước đang làm có thể giúp tăng năng suất mía từ 15-20% và giảm 50% chi phí hóa chất.

Khi được hỏi về lợi ích của việc cơ giới hóa trong sản xuất mía, nhiều hộ  dân trồng mía ở nông trường mía của Công ty TNHH Hưng Thịnh cho biết, khi sử dụng loại máy làm đất trồng mía đa năng có thể tiết kiệm cho họ được gần 4,4 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra, dùng máy làm đất, nông dân sẽ không lo việc thiếu nhân công lao động, cây mía xuống giống kịp thời vụ cũng phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên, việc đầu tư lớn lại  đang là trở ngại cho việc cơ giới hóa. Hiện rất nhiều hộ trồng mía có nhu cầu được hỗ trợ mua máy, áp dụng vào sản xuất mía. 

Ông Nguyễn Quang Hợp cho biết hiện Việt Nam có 4 chiếc máy làm đất thuộc hai dòng máy JD3520 và CH330 đều ở Tây Ninh. Để chuẩn bị cho việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp trồng và sản xuất mía đường cần phải hướng đến cơ giới hoá, hiện đại hoá để giảm chi phí, tăng năng suất mới có thể tồn tại và phát triển.

Quang Minh
Nguồn:chinhphu.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 367

Máy chủ tìm kiếm : 31

Khách viếng thăm : 336


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1067026

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71294341