03:52 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghệ sản xuất mạ khay

Thứ tư - 21/11/2012 23:12
Sản xuất mạ khay gắn liền với việc sử dụng máy cấy. Đây là công nghệ mới trong khâu gieo cấy, nhằm thúc đẩy sản xuất lúa theo hướng tiên tiến, hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động, góp phần thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Chúng tôi xin giới thiệu với bà con quy trình công nghệ sản xuất mạ khay.


1. Chuẩn bị lúa giống

 

a) Chọn hạt giống:

 

Lựa chọn hạt giống giống khỏe mạnh và đầy đặn.

 

b) Loại bỏ các ngạnh ở đầu và đuôi

 

Loại bỏ ngạnh lúa nhằm đảm bảo gieo giống được đều đặn và thống nhất. Khi loại bỏ các ngạnh lúa, chú ý không loại bỏ các vỏ trấu của hạt lúa. Bởi, nếu mất vỏ trấu, hạt lúa sẽ bị khô và rất dễ bị bể (vỡ). Những hạt giống bị bể không thể sử dụng được.

 

c) Tuyển chọn bằng nước muối

 

- Mục đích: Để chọn được những hạt giống khỏe mạnh. 
- Cách làm: Hòa tan muối trong nước, với tỷ trọng tiêu chuẩn là 1.08 (tỷ lệ 1,5 kg muối và 10 lít nước). Với tỷ trọng 1.08, tỷ lệ nảy mầm giữa các hạt giống sẽ luôn ổn định. 
- Cách nhận biết tỷ trọng 1.08 
- Sử dụng trứng gà 
- Sử dụng tỷ trọng kế

 

 

• Chú ý

 

- Sau khi tuyển chọn 1 hoặc 2 lần tỷ lệ 1.08 sẽ thay đổi.
- Cần điều chỉnh cho nước có tỷ trọng 1.08
- Sau khi tuyển chọn được những hạt giống tốt chúng ta cần rửa lại bằng nước sạch, để loại bỏ muối ra khỏi hạt giống. Vì nếu còn lẫn muối, muối sẽ làm cho hạt giống phát triển kém.

 

2. Tẩy độc hạt giống

 

- Sau khi tuyển chọn được những hạt giống tốt chúng ta cần tẩy độc hạt giống tiêu diệt các mầm bệnh 
- Tẩy độc giúp cho hạt giống đề kháng được các bệnh: Đạo ôn, rầy nâu…
- Tẩy độc bằng các loại nông dược chuyên dùng tại địa phương.
- Có những nông dược dạng bột (JIVON-miền tây) hay dạng dùng chung khi ngâm như acid…

3. Ngâm giống

 

- Quá trình ngâm giống thúc đẩy hạt nảy mầm một cách đồng nhất 
- Hạt giống cần độ ẩm khoảng 25% để nảy mầm 
- Khi ngâm bảo đảm dùng nước sạch và tỷ lệ khoảng 1kg giống: 3.5 lít nước. 
- Nên thay nước 1 ngày một lần để cung cấp đủ oxy, vì nếu không đủ OXY sẽ làm cho hạt chậm phát triển. 
- Số ngày cần thiết để hạt giống nảy mầm là tích hợp đủ tổng nhiệt độ 100 độ C
Cụ thể: Nhiệt độ nước trung bình hàng ngày (độ C) X số ngày = tổng nhiệt độ nảy mầm (1000c)
Ở 25 độ C x 4 ngày = 100 độ C
Ở 30 độ C x 3,5 ngày = 105 độ C
Ở 35 độ C x 3 ngày = 105 độ C
- Chiều dài tiêu chuẩn của mầm từ 0.5 – 1.0mm
- Nếu mầm và rễ quá dài khi gieo sẽ gặp khó khăn 
- Nếu mầm không phát triển đủ, quá trình tăng trưởng sẽ không đều
- Trước khi gieo hạt giống cần được làm ráo nước.
- Nếu bị ướt sẽ làm cho việc gieo giống không chính xác. 
- Nên phơi hạt nơi có bóng râm.

 

4. Cho đất vào khay

 

- Đất tốt nhất là đất bùn từ ruộng hoặc đất lấy từ núi 
- Nên dùng lưới sàng có lỗ 6-8mm
- Cho đất vào khay và dùng thanh làm phẳng để làm phẳng bề mặt 
- Chiều dày của đất 20cm 
- Không đè mạnh khi cho đất vào khay. Vì nếu đè mạnh sẽ làm cho mầm phát triển không tốt.
- Chú ý các góc khi cho đất vào khay. Nếu các góc không bằng có thể làm cho việc gieo không đều

 

 

 

 

5. Đường ray gieo

 

- Chuẩn bị đường ray cho bánh xe của máy gieo

 

6. Tưới nước

 

- Cần tưới nước cho lớp đất trước khi gieo. 
- Cung cấp khoảng 1-1,5lít nước. 
- Đảm bảo cho đất được làm ướt đều đến bên dưới.

 

7. Gieo mạ

 

- Để cây giống khỏe mạnh cần gieo chính xác và đồng nhất. 
- Khối lượng giống: 200g mỗi khay.

 

8. Phủ đất

 

- Sau khi gieo chúng ta cần phủ một lớp mỏng trên bề mặt.
- Đất không cần chứa phân bón 
- Không tưới nước sau khi phủ đất

 

 

9. Kết thúc gieo


- Sau khi gieo và phủ đất. Chúng ta cần xếp chồng, giúp cung cấp đủ nhiệt độ cho hạt giống nảy mầm.
- Quá trình này kết thúc khi mầm được 0.5cm.

 

10. Chăm sóc sau khi gieo

 

Sau khi hạt nảy mầm được 0.5cm cần được đưa ra chăm sóc ở vườn ươm 
Vườn ươm cần có bề mặt bằng phẳng

- Cần đảm bảo nhiệt độ cho mạ non phát triển (đối với miền Bắc)
- Nếu nhiệt độ quá thấp (dưới 150c) sẽ làm cho cây mạ sinh trưởng không tốt.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây mạ. 
- Lượng nước tối thiểu: 1lít mỗi khay. 
- Cây mạ tốt để cấy có khoảng 3 lá. 
- Cây mạ tốt để cấy phải đạt chiều cao khoảng 10 đến 20cm.
- Mạ cần có độ dày rễ từ 2,7 đến 3cm.

 

Việc áp dụng công nghệ sản xuất mạ khay, máy cấy, giúp mật độ cây lúa đạt sự đồng đều hơn, khoảng cách hàng cố định 30cm; khoảng cách cây có thể điều chỉnh từ 12-21cm. Chính vì vậy khi tạo độ đồng đều trong quần thể ruộng lúa; phát huy được hiệu ứng hàng biên sẽ tăng năng suất và chất lượng hạt lúa; ruộng thông thoáng, giảm sâu bệnh.
Hiện nay, tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, công nghệ sản xuất mạ khay, sử dụng máy cấy đã áp dụng ở một số tỉnh như: Thanh Hóa, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng.

 

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 106


Hôm nayHôm nay : 26947

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 890971

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72573680