16:49 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghệ sinh thái lợi đôi đường

Thứ năm - 04/05/2017 22:19
An Giang được xem là tỉnh đi đầu áp dụng công nghệ sinh thái (CNST) ruộng lúa bờ hoa, phương thức SX an toàn, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

Trong quá trình thực hiện mô hình nhiều cá nhân, tập thể SX giống đạt hiệu quả cao thu lợi nhuận hằng trăm triệu đồng/năm.

09-22-28_nh-nh-tn-ben-ruong-lu-bo-ho
Ông Tấn bên mô hình ruộng lúa bờ hoa

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề trong lúa, lão nông Trần Phước Tấn ở xã Bình Hòa, huyện Châu Thành chia sẻ, việc ứng dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa không khó, giảm chi phí thuốc BVTV, giảm công lao động nên tăng thêm lợi nhuận. Điều quan trọng là không sử dụng thuốc cỏ. Ban đầu gia đình ứng dụng trên vài công đất qua nhiều năm hiện nay đã áp dụng toàn diện tích hơn 5ha lúa giống.

Sau khi xuống giống từ 7 – 10 ngày sẽ tiến hành trồng hoa dọc theo bờ ruộng cách bờ khoảng 20cm, hoa sẽ thu hút nhiều lại thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh, nhện… giúp tiêu diệt rầy nâu, sâu cuốn lá, giảm chi phí SX. Những loại hoa được trồng quanh bờ ruộng có hương thơm, màu sắc sặc sỡ để thu hút thiên địch như hoa sao nhái, cúc đồng tiền, đậu bắp, hướng dương, mè…

Với tổng diện tích hơn 5ha, ông Tấn trồng giống OM 4900 chuyển SX và bán giống xác nhận cho các Cty, DN cung ứng giống trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên chọn giống OM 4900 vì phù hợp với thổ nhưỡng, giá cả ổn định và dễ tiêu thụ. Tùy theo mùa vụ mà có năng suất khác nhau, cụ thể, vụ ĐX rồi đạt năng suất từ 7,5 – 8 tấn/ha; HT từ 7 – 7,5 tấn/ha và TĐ từ 6 – 7 tấn/ha.

Điều quan trọng nhất là phải kết hợp sạ thưa. Gia đình ông chỉ áp dụng sạ 10kg/công (1.000m2) để giảm chi phí giống, phân bón và các chi phí khác, bảo vệ được môi trường trong sạch.

Với tổng diện tích hơn 5ha, mỗi vụ ông Tấn cung cấp từ 35 - 40 tấn lúa giống chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài tỉnh, giá cao hơn giá lúa thị trường 500 đồng/kg; chi phí giảm hơn 1 – 1,5 triệu đồng/ha/vụ. Từ hiệu quả của mô hình ứng dụng CNST đã giúp gia đình ông Tấn thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm và nhận bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh An Giang, Sở NN-PTNN tỉnh, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh...

Chia sẻ về định hướng phát triển mô hình CNST, ông Nguyễn Thanh Sang, Trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Châu Thành cho biết, hướng tới huyện sẽ tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình CNST, phấn đấu mỗi vụ và mỗi xã sẽ có 1 mô hình ruộng lúa bờ hoa. Trạm sẽ phân công cán bộ xuống trực tiếp hỗ trợ nông dân thực hiện, lồng ghép các buổi tuyên truyền, tọa đàm phòng chống sâu bệnh đầu vụ...

Theo Vũ Trung/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 202


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1150776

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71378091