17:52 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghệ xác định giới tính phôi gà

Thứ sáu - 23/12/2016 03:32
Các nhà nghiên cứu Đức đã thử nghiệm thành công một phương pháp mới nhằm xác định giới tính của gà ngay từ giai đoạn phôi. Mở ra nhiều hy vọng cho những người chăn nuôi gà trên thế giới

Phương pháp này được phát triển bởi những nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Dresden và Đại học Leipzig, bằng cách sử dụng quang phổ để xác định giới tính của phôi gà. Tiến sĩ Gerald Steiner, người tham gia dự án cho biết, để xác định giới tính phôi gà, các nhà khoa học đã sử dụng tia laser để cắt một lỗ tròn ở đầu quả trứng. Sau đó dùng phương pháp tia cận hồng ngoại quang phổ để xác định giới tính của phôi dựa trên dung lượng AND của nó, gà đực cao hơn khoảng 2% so với gà mái. Nếu phôi đó được xác định là gà mái, vỏ trứng sẽ được vá lại và đưa vào lò ấp. Với phương pháp này, nhóm nghiên cứu có thể xác định được giới tính của phôi gà với độ chính xác lên đến 95% trong vòng chưa đầy 1 phút. “Đối với mắt thường, chúng ta không thể nhìn thấy sự khác biệt giữa phôi đực và cái, nhưng máy tính thì có thể nếu nó được lập trình để làm như vậy”, tiến sĩ Steiner cho biết.

công nghệ xác định giới tính của gà - chăn nuôi

Theo các nhà khoa học trong ngành gia cầm, năm 2017 sẽ là năm mà những chiếc máy xác định giới tính phôi gà đầu tiên được tung ra thị trường ở một số trang trại ấp giống nào đó trên thế giới. Áp lực của các nhà khoa học hiện tại là làm sao để nâng cao năng suất 100.000 trứng/máy/ngày với tỷ lệ chính xác lên tới 95%. Tiến sĩ Steiner chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng rằng thành quả của nghiên cứu này sẽ sớm được thương mại hóa trong vòng 12 tháng tới. Hoàn toàn không phát sinh thêm chi phí gì nhiều ngoài chi phí đầu tư ban đầu, thậm chí nó còn có thể phát hiện được những quả trứng bị chết phôi. Với một mức giá khá phải chăng, phương pháp này đang thực sự mang lại nhiều kỳ vọng cho các trang trại chăn nuôi gà trên thế giới”.

Ngay sau các nhà khoa học ở Đức nghiên cứu ra phương pháp quang phổ để xác định giới tính gà với độ chính xác lên tới 95%, thì đến lượt, một công ty Hà Lan tên là In-Ovo đã tuyên bố sẽ tiến tới sản xuất thương mại hàng loạt máy có thể xác định giới tính phôi gà ngay từ lúc 9 ngày sau khi ấp (ảnh). Công ty này cho biết, họ đã tìm thấy một dấu hiệu quan trọng trong phôi gà mà có thể giúp xác định giới tính của gà một cách chính xác tới 95%. Kỹ thuật này trái ngược hoàn toàn với các kỹ thuật “xâm lấn” như các nghiên cứu trước đó. Để phát hiện phôi gà trống mái người ta dùng phương pháp “tiêm kim”, theo đó một chiếc kim dài khoảng 0,7 mm được tiêm vào phần trên của vỏ. Toàn bộ thời gian đưa kim mất khoảng 4 giây trong tổng số thời gian. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa công bố nguyên lý hoạt động cụ thể.

Đồng sáng lập của Công ty In-Ovo, ông Wouter Bruins tuyên bố với ngành gia cầm thế giới rằng, chiếc máy nguyên mẫu đầu tiên đang được công ty này phát triển và hoàn thiện và hy vọng có thể đưa vào sản xuất thương mại hóa trong vòng 12 tháng tới. Nó có thể giúp người chăn nuôi gà phát hiện giới tính phôi chỉ sau 9 ngày ấp, sớm hơn 11 ngày so với thời điểm phôi phát triển đủ để nhận biết - theo như một số quan điểm trước đó cho rằng, ông nói.

Công ty đang hợp tác với các chuyên gia xử lý trứng của Tập đoàn Sanovo để phát triển công nghệ, hoàn thiện thiết bị và kỹ thuật hiện có. Ông kỳ vọng chiếc máy đầu tiên sẽ được bán ra vào đầu năm 2018 với hiệu quả như mong muốn.

>> Về mặt tài chính, việc chỉ phải ấp 50% số trứng từ ngày 9 - 21 là một tác động giúp giảm chi phí đáng kể. Trong khi số tiền bỏ ra cho việc loại thải gà trống là chi phí phát sinh trước khi có nguồn thu từ việc bán giống - trong ngắn hạn thì đó cũng là một vấn đề của các trại chăn nuôi gà giống, đặc biệt các trại có nguồn vốn eo hẹp.


Nguồn: nguoichannuoi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 264

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 262


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1079075

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71306390