04:20 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghiệp chế biến giúp tăng giá trị nông sản

Thứ hai - 25/09/2017 07:33
Theo PGS-TSKH Ngô Kế Sương, nguyên Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới: Khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch yếu nên nông sản Việt Nam luôn chịu nhiều thiệt thòi hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
 
Việt Nam chỉ có khoảng 11% sản lượng trái cây tươi được sử dụng để chế biến


Ví dụ như, chúng ta vẫn phải nhập măng cụt sấy đóng lon, nước ép cam còn nguyên tép cam, nước ép xoài có cơm xoài... từ Thái Lan. Đây là một nghịch lý, trong khi chúng ta cũng có các loại trái cây như họ. Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, việc thiếu đầu tư công nghệ chế biến, chỉ chăm chăm vào xuất tươi là nguyên nhân chính khiến tình trạng các sản phẩm nông sản chủ lực ở nhiều địa phương cứ vào mùa vụ chính thường rơi vào tình trạng được mùa mất giá. Hàng trăm tấn trái cây các loại phải đổ bỏ mỗi năm trong khi nhiều đơn vị dù rất muốn chế biến các sản phẩm từ trái cây tươi nhưng ngán ngại do vốn lớn.
 
 
Theo ông Huỳnh Thanh Bá - chủ nhiệm HTX xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, (Đồng Tháp) cho biết: Mỗi năm Đồng Tháp đưa ra thị trường khoảng 60.000 tấn xoài, nhưng chỉ số ít được dùng cho chế biến. Xoài cấp đông có thời gian sử dụng đến ba năm và là mặt hàng đang được nhiều nước ưa chuộng, mỗi năm cần Việt Nam cung cấp cả ngàn tấn, chưa kể xoài sấy. HTX cũng nghĩ tới việc đầu tư dây chuyền chế biến nhưng với giá mỗi máy cấp đông 5-10 tỉ đồng, máy sấy dẻo vài chục tỉ đồng, chưa tính sân bãi, kho chứa nên chỉ dám ước mơ”.
 
 
“Thực tế, công nghệ cao trong nông nghiệp không nhất thiết phải là công nghệ tiên tiến nhất, tốn nhiều nhất mà là công nghệ mang lại chất lượng tốt cho sản phẩm, năng suất cao, an toàn và giá rẻ để cung ứng cho nhiều thị trường”- Nhà nông học, TS Nguyễn Quốc Vọng nhận xét và nhấn mạnh, thị trường rau quả của thế giới đạt trên 100 tỉ USD/năm là cực kỳ tiềm năng cho Việt Nam vốn có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nhiệt đới.
 
 
Theo ông Nguyễn Lâm Viên - TGĐ Công ty Vinamit, hạn chế lớn nhất là chưa chủ động được nguồn nguyên liệu ổn định vì khi thì khủng hoảng thừa nguồn cung, lúc thì thiếu trầm trọng. Mà khi thiếu nguyên liệu thì phải nhập nguyên liệu với giá khá cao, khó tạo ra lợi nhuận. Ông Viên dẫn dụ, mít, chuối, khoai môn rất dễ trồng, vậy mà có thời điểm Vinamit không đủ nguyên liệu sản xuất. Việt Nam cũng thiếu những giống cây có năng suất, chất lượng cao, sản lượng ổn định nên rất khó đưa vào sản xuất lớn.
 
 
Vào thời điểm trái thanh long ở Tiền Giang, Bình Thuận phải đổ bỏ, đã có một số đơn vị tìm cách chế biến rượu vang, tăng giá trị của loại trái cây này lên gấp 3 - 5 lần. Điển hình như Hợp tác xã Thanh long Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận). Trước đây các thành viên trong hợp tác xã đã từng sản xuất riêng lẻ rượu thanh long nhưng sản phẩm kém chất lượng, mẫu mã lại không bắt mắt nên ít tiêu thụ được. Từ khi thành lập, HTX với 17 thành viên đã đầu tư xưởng sản xuất, sử dụng bao bì đẹp nên tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Từ nguồn vốn đầu tư ban đầu 200 triệu đồng, đến nay HTX đã nâng nguồn vốn huy động của các thành viên lên đến 1,5 tỷ đồng để đầu tư nhà xưởng 238 m2 với tổng dung lượng chứa 60.000 lít, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ sản phẩm cho thị trường.
 
 
Sau một năm đi vào hoạt động, đến nay, sản phẩm đã có mặt tại nhiều điểm bán trong tỉnh, tại TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Đà Nẵng, đặc biệt sản phẩm đã đưa vào bán tại Sân bay Tân Sơn Nhất, siêu thị CoopMart Phan Thiết. Cùng với đó, HTX đang giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng bán tại Campuchia. Mới đây, HTX đã đưa hàng đi giới thiệu tại hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 13 (CAEXPO 2016), bước đầu ký hợp đồng độc quyền phân phối tại Trung Quốc với một công ty và đã xuất khẩu chính ngạch được 2 lô hàng.
 
 
Hiện tại HTX tập trung sản xuất và đóng sản phẩm trong chai thủy tinh 500ml và chai PET 180ml, gồm 2 loại: Rượu vang thanh long đỏ 10% độ cồn và rượu vang thanh long trắng 9% độ cồn, sản phẩm đã được đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Với mẫu mã bắt mắt, chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý, sản phẩm rượu vang thanh long của HTX Thanh long Hàm Đức ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn tin dùng.
 
 
Công ty Công nghệ thực phẩm Nhật Hồng, phường Tân Thành, quận Tân Phú (thành phố Hồ Chí Minh) còn sản xuất rượu vang từ thanh long ruột đỏ theo công nghệ của Mỹ và định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Rượu của Công ty đã có nhiều hợp đồng xuất khẩu qua Mỹ và Trung Quốc với giá trị ban đầu khoảng 200.000 USD.
 
 
Công ty Nhật Hồng cũng vừa đầu tư hơn 4 tỷ đồng nhập một dây chuyền sấy dẻo thanh long, chuối, xoài để xuất khẩu. Một số công ty ở châu Âu đặt mỗi tháng từ 10 - 12 container thanh long sấy dẻo nhưng không đủ cung ứng. Một số doanh nghiệp ở Đài Loan và Trung Quốc cho biết trung bình một ngày có thể mua một container (khoảng 16 - 18 tấn) thanh long sấy dẻo. Sở dĩ thanh long được thị trường nước ngoài ưa chuộng vì khi sấy thì ăn ngon hơn mít, xoài và có tác dụng làm đẹp da, nhuận trường, thích hợp đối với người ăn kiêng.
 
 
Hiện tại, công nghệ chế biến của Việt Nam đang thu hút các tập đoàn nước ngoài là chính. Để khuyến khích phát triển lĩnh vực này, Nhà nước có thể miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc dùng chế biến rau quả, tiền thuê đất, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường...
Theo Nguyễn Minh/hoinongdan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 178


Hôm nayHôm nay : 8934

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 34572

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60356529