Trong ảnh là ruộng bắp biến đổi gen được trồng khảo nghiệm trên diện hẹp tại Bà Rịa- Vũng Tàu vào năm 2011 - Ảnh: Trung Chánh.
Giống bắp biến đổi gen Bt11 và GA21 được khảo nghiệm hạn chế tại Trạm thực nghiệm Văn Giang – Viện Di truyền Nông nghiệp trên diện tích 1.000m2; Trạm khảo nghiệm giống Đông Nam Bộ - trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Nam Bộ trên diện tích 1.000m2.
Sau đó, giống bắp biến đổi gen tiếp tục được khảo nghiệm trên diện rộng tại Đội Bắc Quang, Công ty nông nghiệp Tô Hiệu, Sơn La trên diện tích 10.800m2; huyện Khoái Châu, Hưng Yên trên diện tích 8.100m2; huyện Buôn Đôn, Dak Lak trên diện tích 8.200m2 và Trạm khảo nghiệm giống Đông Nam Bộ trên diện tích 10.000m2.
Theo đó, các nội dung đã được khảo nghiệm là xác định nguy cơ trở thành cỏ dại của giống bắp khảo nghiệm thông qua đánh giá các đặc tính nông sinh học của các giống bắp biến đổi gen; đánh giá tác động của bắp biến đổi gen đến các sinh vật không chủ đích (các loài thực vật khác trong khu vực), tập trung vào theo dõi thành phần, mật độ của nhóm chân khớp, ký sinh, cánh cứng, cánh ngắn, côn trùng có ích (môi trường về côn trùng).
Đồng thời, xác định nguy cơ trở thành dịch hại của giống bắp khảo nghiệm thông qua đánh giá mức độ nhiễm một số bệnh hại.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận kết quả khảo nghiệm và Công ty TNHH Syngenta Việt Nam được sử dụng kết quả khảo nghiệm nêu trên cho đánh giá rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học của bắp biến đổi gen Bt11 và GA21.
theo thesaigontimes.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn