12:31 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công ty C.P. Việt Nam: Các giải pháp nuôi tôm mùa nóng

Thứ ba - 29/04/2014 00:10
- Ngày 26/4, tại Tp Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã tổ chức hội nghị khách hàng và đưa ra giải pháp hiệu quả và thành công cho người nuôi tôm. Tham dự có trên 130 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tại các tỉnh khu vực từ Khánh Hòa cho đến Bến Tre và lãnh đạo cấp cao của Công ty cùng tham gia.
Công ty C.P. Việt Nam: Các giải pháp nuôi tôm mùa nóng

Công ty C.P. Việt Nam: Các giải pháp nuôi tôm mùa nóng

Theo ông Yuttana Thongphur, Phó Tổng giám đốc cấp cao Công ty C.P. Việt Nam, những năm vừa qua, dịch bệnh EMS bùng phát đã khiến cho ngành nuôi tôm trong khu vực Đông Nam Á điêu đứng. Gần đây, nhờ những nỗ lực của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Arizona (Mỹ), đứng đầu là TS. Donald Lightner đã bước đầu tìm ra nguyên nhân gây bệnh là các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio. Hiện nay ở Thái Lan, Malaysia… vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh của dịch bệnh EMS; Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia đi tiên phong, rất tích cực và chủ động trong việc phát hiện cũng như khống chế thành công dịch bệnh EMS.

Ông Yuttana Thongphur, Phó Tổng giám đốc cấp cao Công ty C.P. Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

Tuy nhiên, trong những tháng mùa hè sắp tới với nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nếu không có những biện pháp đối phó và phòng tránh cần thiết, tôm chết hàng loạt trở lại sẽ là điều khó có thể tránh khỏi. Ông Ekavit Horphisuttisarn, Phó Tổng giám đốc Công ty cũng cho rằng, vào thời điểm nhiệt độ cao như hiện nay sẽ gây nên tình trạng phân hủy chất hữu cơ cao hơn, nhu cầu trao đổi ôxy cũng cao hơn khiến tôm căng thẳng. Bên cạnh đó, độ mặn cao hơn khiến vi khuẩn phát triển mạnh, từ đó dẫn đến bùng phát hội chứng tôm chết sớm (EMS).

Lý giải điều này, ông Nguyễn Lê Huy Vũ, Phó Tổng giám đốc khu vực miền Trung của C.P. Việt Nam cho biết, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao sẽ kéo theo độ mặn của nước cũng tăng lên và đây là môi trường thuận lợi cho các chủng Vibrio phát triển mạnh. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng cao còn làm cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ diễn ra mạnh hơn khiến lượng ôxy bị tiêu hao nhiều làm giảm khả năng cung cấp ôxy cho tôm và dễ khiến tôm bị căng thẳng, sinh trưởng chậm.

Theo ông Vũ, năm vừa qua số lượng các nhà máy chế biến không tăng nhưng diện tích thả nuôi thì lại gia tăng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, năm nay bà con nuôi tôm vẫn đang tiếp tục thả nuôi với số lượng nhiều trong khi hiện tượng tôm chết vẫn còn diễn biến khó lường và giá tôm đang có chiều hướng giảm. Đây là một điều rất đáng lo ngại vì thị trường đầu ra không ổn định, giá giảm cùng với tình hình dịch bệnh phức tạp đã làm cho người nuôi, đại lý vô cùng lo lắng.

 Các chuyên gia khuyến cáo, cần phải giảm thiểu lượng tôm chết để đảm bảo lợi ích kinh tế. Giải pháp được Hội nghị đưa ra là: Tuân thủ nghiệm ngặt hệ thống an toàn sinh học tại ao nuôi, điều chỉnh kết cấu ao nuôi, xây dựng ao lắng, ao xử lý riêng biệt sao cho tỷ lệ ao lắng/ao nuôi là 6/4 để đảm bảo nguồn nước cung cấp; giảm mật độ thả để tôm giảm căng thẳng và thả tôm cỡ lớn.

Đồng thời, Công ty cũng giới thiệu giải pháp áp dụng chương trình nuôi tôm sạch “Probiotic Farming” của C.P. Việt Nam. Tôm giống PL12 sau khi mua về được ương trong nhà “CPF-Green House” làm bằng lưới lan, bạt nilon, hoặc xây tường... 25 - 30 ngày; Sau đó, sẽ được sang qua hệ thống ao nuôi tôm thịt “CPF-TurboProgram” với hệ thống an toàn sinh học như hệ thống ao xử lý, lưới ngăn địch hại, hệ thống vệ sinh, khử trùng tay chân trước khi vào ao nuôi...; Kết hợp với việc chăm sóc và quản lý môi trường ao nuôi thật tốt.

Khi thời tiết biến động, hiện tượng dịch bệnh càng diễn biến phức tạp và khó lường, nuôi tôm theo mô hìnhCPF-Green House  CPF-Turbo Program sẽ giảm bớt sự tác động của thời tiết trong giai đoạn của tôm còn nhỏ. Từ đó, tăng được tỷ lệ sống và tăng sức khỏe của tôm” ông Nguyễn Lê Huy Vũ chia sẻ.

Quang Đức
(Thủy sản Việt Nam) 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 221


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1327135

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74374106