Theo ông Đặng Vũ Cảnh Linh, Trưởng Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức (Vusta), sức mạnh của KH&CN được khẳng định là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, mang tính chất sống còn đối với mỗi quốc gia.
KH&CN trong nông nghiệp là lĩnh vực cần được ưu tiên.
Mặc dù, Vusta với 139 Hội thành viên, gần 400 đơn vị hoạt động KH&CN được thành lập và đã tích cực tham gia hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức KH&CN. Nhưng, thực tế cho thấy, tình trạng phát triển KH&CN ở Việt Nam còn thiếu đồng đều, yếu kém là do các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN trong các nhóm xã hội và nhân dân thời gian qua còn chưa được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư đúng mức. Tình trạng thiếu tri thức, thông tin khoa học và công nghệ là khá phổ biến dẫn đến hạn chế trong sản xuất kinh doanh và đời sống, đặt biệt là chưa áp dụng được nhiều kiến thức khoa học và công nghệ để cải thiện môi trường và năng suất lao động, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển. Quá trình sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ còn mang nặng tính tự phát, thiếu những môi trường hỗ trợ cần thiết để thúc đẩy cho quá trình ứng dụng và nhân rộng các mô hình sáng tạo hiệu quả.
Ông Đặng Vũ Cảnh Linh, cho biết, Vusta xác định: Mục tiêu phổ biến kiến thức KH&CN là nhằm giới thiệu các kiến thức, thành tựu KH&CN mới của Việt Nam và thế giới, đưa các tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào áp dụng trong sản xuấtvà đời sống, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ trong mọi lĩnh vực và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hôi mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Đối tượng phổ biến kiến thức KH&CN áp dụng trên diện rộng, tác động mọi tầng lớp người dân trong xã hội, trong đó các chương trình ưu tiên hướng đến người dân ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa…
Lĩnh vực phổ biến bao gồm: Nông nghiệp và phát triển nông thôn; công nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế, môi trường…
D.Thanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn