00:22 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để khoa học và công nghệ đến với nông thôn, miền núi

Chủ nhật - 23/08/2015 20:26
Đánh giá từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) cho thấy, các dự án được hỗ trợ từ Chương trình Nông thôn miền núi (NTMN) đã chuyển giao hàng nghìn lượt công nghệ vào sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động dôi dư tại chỗ, tăng thu nhập của người dân. Tuy nhiên, để KH và CN thật sự đến được với nông thôn, miền núi, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.

Hiệu quả trong thực tiễn sản xuất

Thời gian qua, thông qua các dự án thuộc Chương trình NTMN, tỉnh Hà Nam đã đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, giúp người dân có nhận thức mới về KH và CN. Trong đó, nghề trồng nấm tại địa phương được đánh giá là điển hình giúp người dân tăng thu nhập bằng cách tận dụng những phế phẩm từ nông nghiệp. Chúng tôi đến Công ty TNHH Mây tre xuất khẩu Ngọc Động (Công ty Ngọc Động), là đơn vị chủ trì và thực hiện thành công dự án “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp”. Qua 5 năm, từ những bỡ ngỡ ban đầu về một ngành nghề mới, Công ty Ngọc Động đã vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Hà Nam, điển hình trên cả nước về sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ở quy mô công nghiệp. Theo Giám đốc Công ty Ngọc Động Nguyễn Xuân Mai: Nấm ăn, nấm dược liệu được nuôi trồng tại các vùng nông thôn, miền núi tận dụng được các vật tư sau khi thu hoạch, chế biến như: mùn cưa, rơm rạ, bã mía, trấu, lõi ngô… Bằng việc áp dụng KH và CN vào sản xuất, công ty đã giải quyết được nhiều vấn đề “nan giải” trong quá trình sản xuất như: nhiệt độ, thời tiết, sản lượng, chất lượng… Bên cạnh đó, công ty còn đơn giản hóa quá trình trồng nấm của người dân thông qua bán các bịch phôi nấm, hướng dẫn quy trình trồng tại nhà và mua lại sản phẩm, tạo nên một chu trình khép kín. Nhờ mô hình này, đến nay Công ty Ngọc Động đã ký hợp đồng hợp tác được với khoảng từ 80% đến 90% số hộ dân trồng nấm trên toàn tỉnh, mỗi năm thu lợi hàng chục tỷ đồng. Qua đó, đưa số lượng người tham gia trực tiếp thực hiện dự án lên đến gần 1.500 lao động, tương đương từ 750 đến 800 hộ trồng nấm tại địa phương…

Mô hình trồng nấm tại nhà của một số hộ dân ứng dụng khoa học kỹ thuật đều cho kết quả khả quan. Anh Nguyễn Văn Thái, một chủ hộ trồng nấm ở huyện Bình Lục chia sẻ: Kể từ khi tham gia trồng nấm, gia đình anh đã được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ. Tính trung bình mỗi tháng, việc bán nấm cũng mang lại cho gia đình anh từ năm đến sáu triệu đồng. Theo TS Đặng Đình Thoảng, Giám đốc Sở KH và CN tỉnh Hà Nam, riêng dự án về nấm của Chương trình NTMN đã chuyển giao cho địa phương làm chủ 15 quy trình công nghệ nhân giống, nuôi trồng, chủ động trong sản xuất nguồn nấm giống để cung cấp cho các hộ dân. Quá trình triển khai đã có sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người dân trong tổ chức sản xuất, thu mua sản phẩm góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Không chỉ ở Hà Nam, theo Bộ trưởng KH và CN Nguyễn Quân, thông qua Chương trình NTMN trên cả nước đã thực hiện 845 dự án tại 62 tỉnh, thành phố, chuyển giao 4.761 công nghệ vào sản xuất, đào tạo 11.063 kỹ thuật viên, 1.725 cán bộ quản lý, tập huấn 236.264 lượt nông dân và sử dụng 128.643 lao động dôi dư tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân. Ngoài nguồn vốn Nhà nước đầu tư gần 700 tỷ đồng, khi triển khai chương trình đã huy động được khoảng một nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp và các hộ gia đình tham gia. Nhiều địa phương thực hiện thành công các dự án thuộc Chương trình NTMN như Bắc Giang, Bình Phước, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Trị, Lâm Đồng… Phần lớn dự án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân, đưa thành tựu KH và CN vào thực tiễn sản xuất.

Gỡ vướng để nhân rộng mô hình

Mặc dù đạt được kết quả khả quan nhưng việc đưa KH và CN về NTMN vẫn còn khó khăn. Các chuyên gia KH và CN cho rằng, người dân ở địa bàn NTMN còn nghèo, không có điều kiện học hành nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu các tiến bộ KH và CN. Tại nhiều địa phương, nguồn nhân lực thất nghiệp lớn, nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, khâu phê duyệt dự án thường mất nhiều thời gian (khoảng 16 tháng), cho nên có dự án công nghệ đang được chuyển giao đã trở thành lạc hậu. Các dự án sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hầu như chưa có quy mô lớn, chưa khép kín từ khâu phát triển vùng nguyên liệu sơ chế, chế biến và đưa ra thị trường. Cơ chế hiện nay chưa tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị chủ trì trực tiếp du nhập các dây chuyền sản xuất, công nghệ tiên tiến của các nước phát triển vào ứng dụng sản xuất tại Việt Nam.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng Đặng Phú Hành cho rằng, phần lớn mô hình NTMN được đánh giá là thành công nhưng vẫn hoạt động ở mức sản xuất nhỏ, lẻ, phải tự tìm nguồn tiêu thụ. Trong khi đó, Giám đốc Sở KH và CN Đà Nẵng Lê Quang Nam nhìn nhận, phần lớn các doanh nghiệp vẫn đang ở quy mô nhỏ và “siêu nhỏ” nên chưa thật sự quan tâm đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng. Đặc biệt, vẫn còn thiếu các văn bản, hướng dẫn của các Bộ Tài chính, KH và CN về cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới KH và CN. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện, triển khai các dự án còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở KH và CN với Bộ KH và CN; giữa cơ quan chuyển giao và đơn vị chủ trì; cá nhân chuyển giao và người nhận còn cách xa nhau về phương pháp truyền đạt, nhận thức làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả dự án. Nhiều đơn vị chuyển giao công nghệ chưa gắn kết với dự án, chưa thật sự hỗ trợ đơn vị chủ trì hoàn thành dự án.

Vụ trưởng KH và CN các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ KH và CN) Nguyễn Văn Liễu cho biết, trong quá trình kiểm tra thực tiễn cho thấy hiện nay còn thiếu các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức chuyển giao công nghệ tham gia Chương trình NTMN. Bởi vậy, thời gian tới, Bộ KH và CN sẽ có những nghiên cứu để Chương trình NTMN có cơ chế, cách thức quản lý… gắn kết chặt chẽ hơn, mang lại hiệu quả cao nhất cho các dự án. Bộ KH và CN cần có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ khoa học trẻ, tình nguyện về “nằm vùng”, “cắm bản” để hướng dẫn, chuyển giao KH và CN tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; nâng cao mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, song song với tháo gỡ các vướng mắc về quy định quản lý tài chính. Bên cạnh đó, các cơ quan, bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ với Bộ KH và CN trong xây dựng, tổ chức thực hiện; đề xuất đặt hàng các công nghệ mà địa phương cần…

Theo Bộ trưởng KH và CN Nguyễn Quân, nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế, nếu đầu tư dàn trải cho quá nhiều loại sản phẩm, dự án, thì chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng việc tập trung nguồn lực đầu tư cho một số sản phẩm. Thời gian tới, Bộ KH và CN sẽ định hướng theo một số sản phẩm quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, phát huy được hiệu quả của Chương trình NTMN.

 

MINH NHẬT
theo nhandan
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 15575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1259179

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72941888