10:22 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Độc, lạ bếp gas dùng nhiên liệu vỏ trấu, mùn cưa

Thứ ba - 20/11/2012 22:47
Bằng cách sử dụng những phế phẩm nông nghiệp tưởng chừng như bỏ đi như vỏ trấu, vỏ cà phê hay mùn cưa, nhiều người hiện đang giảm chi phí gas hàng tháng xuống chỉ khoảng 100 nghìn mỗi tháng.
 

 

Độc, lạ bếp gas dùng nhiên liệu vỏ trấu, mùn cưa
 

 

 

Một bếp gas sinh học của cơ sở sản xuất nhà anh Thế (Ảnh: Người Đưa tin)

 

Ý tưởng chế tạo chiếc bếp gas sinh học này là của anh nông dân Phan Văn Thế ở TP.HCM. được nảy sinh từ những ngày tuổi thơ nghèo khó. Ý tưởng này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích và chiếc bếp này đang được sử dụng ngày càng nhiều ở những vùng ven đô, nông thôn hay trung du miền núi.

 
Để tìm hiểu thêm về cấu tạo chiếc bếp gas độc đáo này, chúng tôi đã tìm đến nhà anh Huỳnh Quang Phong, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân - người đang sử dụng chiếc bếp gas này. Anh Phong cho biết, vận hành chiếc máy này rất đơn giản: Đầu tiên là đổ mùn cưa vào thùng, sau đó đốt để tạo khí trong thùng. Sau vài thao tác đơn giản, ngọn lửa được tạo ra, gần giống như lửa gas. Tức là khí cháy đã được tạo ra từ việc đốt mùn cưa.
 
Về cơ bản, bếp được hoạt động theo nguyên tắc: Hỗn hợp khí được tạo ra từ quá trình đốt các phế phẩm, được xử lý qua hệ thống lọc đa cấp để tạo ra khí cháy. Khí nhẹ thì làm nhiên liệu đốt, còn khí nặng được tách riêng thải ra ngoài.
 
Cũng là đun bằng khí, nhưng chiếc bếp này dùng nguyên liệu bằng những bao mùn cưa, đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với dùng bếp gas thông thường. Cụ thể, theo tiết lộ của anh Phong, nếu bếp gas thông thường một tháng gia đình anh dùng hết hơn 340 nghìn đồng thì khi chuyển qua dùng bếp này, mỗi tháng nhà anh dùng hết 10 bao mùn cưa. Chi phí chưa hết 100 nghìn.
 
 
Xưởng sản xuất của anh Thế (Ảnh: NĐT)
 
Theo giải thích của anh Thế, chủ nhân ý tưởng Bếp gas sinh học hồng ngoại, trong môi trường đun ém khí, tất cả các khí cháy chuyển qua hệ thống lọc, nhất là bụi và hơi nước, sẽ được xử lý qua giai đoạn 1. Tất cả khí còn lại sẽ xử lý qua giai đoạn 2 ở phía dưới. Khi tất cả khí đã sạch sẽ được chuyển lên đốt ở bếp hồng ngoại. Khi đó quẹt lửa cháy ở mặt hồng ngoại và sẽ ra gas.
 
Được biết, hiện mỗi tháng cơ sở sản xuất của anh Thế cung cấp ra thị trường khoảng 100 sản phẩm, trong đó có cả bếp gia đình và bếp công nghiệp. Ý tưởng được nung nấu từ tuổi thơ của anh nông dân, giờ đã trở thành hiện thực
 
Vậy là chỉ với một ý tưởng, những thứ tưởng chừng như bỏ đi như mùn cưa, vỏ café hay trấu… đã được sử dụng một cách hiệu quả. Tiết kiệm, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường, đó là những yếu tố đưa ý tưởng bếp gas sinh học đang nhanh chóng đi vào cuộc sống.

 



 Minh Hà
Theo vtv.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 423

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 421


Hôm nayHôm nay : 37946

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 850319

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64836263