04:15 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đưa khoa học công nghệ đến với nông dân

Thứ ba - 13/08/2013 04:20
Dựa trên những điều kiện thực tế tại địa phương, từ năm 2011 – 2012, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phê duyệt cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hòa Bình thực hiện dự án “Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ than bùn, phụ phẩm nông nghiệp và quặng Photphorid tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa diện tích đất nông nghiệp địa phương.
Cần một giải pháp

 

Là một tỉnh miền núi, diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 12% thì cách tốt nhất để bà con nông dân Hòa Bình phát triển kinh tế là đẩy nhanh ứng dụng những tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp.

Từ lâu, các sản phẩm như chè, mía tím, cam, chuối, ngô, dưa hấu,…đã trở thành những mặt hàng nổi tiếng của địa phương. Nhưng thực tế, mức đầu tư vào các loại cây trồng này còn khá cao. Ví dụ như cây cam, người nông dân phải đầu tư tới 100.000 tấn phân chuồng, 3.000 tấn đạm, 3.000 tấn lân và 2.000 tấn kali cho 500 ha.

Đối với cây mía tím thì đầu tư ít hơn (so với cam) nhưng vẫn khá cao so với các loại cây trồng khác. Trong khi đó, các nguồn phân bón hữu cơ này ngày càng khan hiếm do việc quy hoạch chăn nuôi tập trung nên gây ra sức ép không nhỏ cho việc thu gom phân hữu cơ trên tại địa phương, nhiều khi người nông dân phải mua phân chuồng giá cao hay sử dụng phân kém chất lượng dẫn đến năng suất cây trồng không cao.

Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hóa học hàng năm với số lượng lớn đã dẫn đến hiện tượng đất bạc màu, chai hóa rất khó phục hồi.

Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phát triển nông nghiệp Hòa Bình cần một xu hướng tất yếu là đi tìm những nguồn phân bón sinh học thân thiện với môi trường. Đây không chỉ là giải pháp cứu đất, mà còn hữu hiệu trong việc tận dụng những nguyên liệu sẵn có của địa phương.

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện Hòa Bình có trên 200 nghìn con trâu, bò; hơn 35 nghìn ha ngô, hàng năm thải ra hàng ngàn tấn lõi,.. Hòa Bình cũng được biết đến là nơi có nhiều mỏ khoáng sản vừa và nhỏ tập trung ở các huyện Kim Bôi, Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong... đây chính là những tiềm năng “vàng” để phát triển những mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.

Trước tình hình trên, Bộ KH&CN đã phê duyệt cho Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh Hòa Bình thực hiện dự án “Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ than bùn, phụ phẩm nông nghiệp và quặng Photphorid tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” với kinh phí 3 tỷ đồng. Dự án được giao cho Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh Hòa Bình thực hiện.
 

 Đoàn công tác của Bộ KH&CN thăm Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Dự án tại Hòa Bình .
Đoàn công tác của Bộ KH&CN thăm Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Dự án tại Hòa Bình .

Tăng năng suất, giảm ô nhiễm môi trường

Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh (Fitohoocmon) là công nghệ được sử dụng tổng hợp bộ vi sinh vật yếm khí và kỵ khí để sản xuất từ phế thải chăn nuôi và phế thải chế biến nông lâm sản có bổ sung thêm axit Humic, các loại phân đa, trung và vi lượng.

Với công nghệ sử dụng các bộ giống vi sinh vật yếm khí và kỵ khí ở nhiệt độ cao làm cho quá trình ủ nguyên liệu diễn ra nhanh, giảm ô nhiễm môi trường, mùi hôi thối của các nguyên liệu hữu cơ trong quá trình phân hủy ở điều kiện tự nhiên..

Đối với việc xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ tăng năng suất cây cam và cây mía tím, nhóm dự án đã tiến hành sản xuất phân bón thử nghiệm tại nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh Cao Phong với công suất 15 - 20 nghìn tấn/năm.

Theo đó, 5 ha cam và 5 ha mía tím đã được sử dụng thử nghiệm phân bón của dự án trong vòng 2 năm, từ năm 2011 - 2012 tại các hộ sản xuất nông nghiệp tập trung của huyện Cao Phong. Kết quả đối với cây cam, sau khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, năng suất đạt cao hơn khoảng 10 – 15%.

Các sản phẩm của mô hình thử nghiệm phân bón của dự án như mía tím, cam sẽ đưa ra thị trường theo hình thức bán buôn, lẻ trên thị trường tỉnh Hòa Bình, Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó GĐ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN – Phó Chủ nhiệm dự án cho biết, do quá trình sản xuất đã tận dụng được nguồn phụ phẩm chế biến làm nguyên liệu hữu cơ cho quá trình sản xuất phân bón, đã góp phần tiết kiệm được nguyên vật liệu dẫn đến giá thành hạ.

Cụ thể, giá thành 1kg phân hữu cơ vi sinh sản xuất tại nhà máy sẽ hạ so với giá phân hữu cơ vi sinh tại thị trường từ 200 – 300 đồng/kg. Với công suất của nhà máy từ 15.000 nghìn – 20.000 tấn/năm thì người nông dân sử dụng phân bón này hàng năm sẽ hưởng lợi từ 3 – 4 tỷ đồng.

“Dự án thành công sẽ góp phần giải quyết được một phần vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải của phụ phẩm nông nghiệp, chế biến nông lâm sản gây ra; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động địa phương”, ông Thắng chia sẻ.

Phương Hoàn
Nguồn baodatviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 340


Hôm nayHôm nay : 56936

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1029104

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71256419