Cụ thể, vùng Đông Nam bộ có 58.400 ha, vùng Tây Nguyên 35.700 ha, miền Trung 18.500 ha, Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 19.500 ha, Trung du và miền núi phía Bắc hơn 14.200 ha.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh, thời gian tới sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đồng bộ, trên diện rộng thúc đẩy áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho các loại cây trồng chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, điều, mía….
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch khung hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.
Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển, tuyên truyền phổ biến, chỉ đạo xây dựng các mô hình liên kết tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ tiên tiến gắn với tưới tiết kiệm nước ở các địa phương: Lào Cai, Hòa Bình, Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Bình Thuận, Gia Lai, Bình Phước...
Đồng thời rà soát, ban hành các Thông tư; 14 quy trình hướng dẫn tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân cho các cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi phục vụ tưới cho cây trồng cạn. Xây dựng nhiều mô hình mẫu tổng hợp, tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn gắn với sản xuất thâm canh bền vững...
Theo mục tiêu của đề án Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2020, cả nước có 500.000 ha cây trồng cạn được tưới bằng các biện pháp tiên tiến, tiết kiệm nước. Tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ.
Xác định tưới cho cây trồng cạn là định hướng cần phải phát triển mạnh đối với tái cơ cấu thủy lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Chính phủ Nghị định về một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn./.
Theo Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn