17:19 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp nuôi thủy sản ứng phó hạn, mặn

Thứ hai - 28/03/2016 04:55
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm, xảy ra trên diện rộng và kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) đã đưa ra giải pháp kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ứng phó tình hình này.


Đối với nuôi tôm nước lợ

- Nuôi thâm canh, bán thâm canh:

+ Gia cố bờ, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu, có ao lắng đúng quy cách, thực hiện biện pháp an toàn sinh học trước khi thả tôm và trong quá trình nuôi bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước để đảm bảo sức khỏe tôm nuôi và giữ môi trường bền vững, hạn chế mất nước và thay nước khi môi trường nuôi ổn định.

 

Nuôi tôm nước lợ tại ĐBSCL.Ảnh:  I.T

+ Phổ biến, hướng dẫn người nuôi lựa chọn giống tôm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; thực hiện ương gieo giống trước khi thả nuôi thương phẩm; chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 30°C (sáng sớm hoặc chiều mát); thả nuôi với mật độ hợp lý (tôm thẻ < 80 con/m2; tôm sú 10 - 15 con/m2); duy trì độ mặn 10 - 25‰; O2: > 3 mg/l; pH: 7,5 - 8,5; độ kiềm 80 - 150 mg/l...).

+ Cung cấp lượng thức ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ, giảm 15 - 30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng; định kỳ 15 ngày/lần bổ sung vitamin C, các khoáng vi lượng, men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho tôm, thời gian mỗi đợt 5 - 7 ngày để tăng sức đề kháng, giúp tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ, từ 10 - 15 ngày/lần sử dụng các loại chế phẩm để xử lý nước và đáy ao nuôi, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Thường xuyên điều chỉnh và duy trì các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp theo quy định và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn để nâng hiệu quả sản xuất; duy trì mực nước trong ao tối thiểu 1,3 – 1,5m, nếu cần cấp bổ sung nước thì phải được lấy từ ao lắng, xử lý trước khi cấp vào ao nuôi. Đồng thời chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy và giảm thiểu thiếu oxy cục bộ.

- Nuôi quảng canh cải tiến:

+ Tập trung gia cố bờ bao, cống để tăng khả năng giữ nước.

+ Chủ động bơm trữ nước vào mương và ao đầm nuôi khi mực nước cao ở các tuyến kênh. Thả giống với mật độ phù hợp và cần được ương đạt kích thước 1,5  - 2 cm (nuôi chuyên tôm: mật độ thấp hơn 10 con/m2; nuôi kết hợp cua, cá…: mật độ 1 - 3 con/m2).

- Canh tác tôm - lúa:

+ Ruộng nuôi không nên rộng trên 1ha.

+ Diện tích mương từ 25 - 40% so với mặt ruộng lúa.

+ Mương bao rộng 2,5 - 3,5m, sâu 0,8 - 1,2m.

+ Bờ mương rộng 3 - 4m, phải được đầm nén thật cẩn thận, tránh rò rỉ.

+ Mỗi ruộng nên có ao chứa, lắng nước để cung cấp nước cho ruộng nuôi vào những lúc cần thiết.

+ Giống tôm thả cần được ương đạt kích cỡ từ 1,5 – 2,0cm với mật độ 2 - 3 con/m2/vụ.

Đối với nghêu/ngao

- Chỉ nuôi trong vùng có điều kiện môi trường thích hợp cho sinh trưởng và phát triển như: Gần cửa sông (bổ sung dinh dưỡng), bằng phẳng, độ dốc thấp và ít sóng gió; thời gian phơi bãi không quá 4 - 5 giờ/ngày; độ mặn thích hợp từ 15 - 25‰... Khuyến cáo người dân không thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi từ tháng 1 - 3 âm lịch.

- Mật độ thả từ 80 - 200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400 – 600 con/kg.

- Có biện pháp khai thông các vùng đọng nước để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, gây nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa làm nghêu/ngao chết. Nếu phát hiện nghêu/ngao chết trên bãi, lập tức thu gom để tránh ảnh hưởng sang các cá thể còn sống.

Một số đối tượng nuôi nước ngọt:

- Đối với cá tra, cá lăng nha khi độ mặn tăng cao > 8‰ và kéo dài 5 - 7 ngày thì có kế hoạch tiến hành di dời cá nuôi đến vùng nuôi an toàn.

- Đối với cá rô phi và điêu hồng nuôi lồng, khi độ mặn > 3‰ di dời vào hệ thống các ao đất nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra.

- Thu hoạch ngay khi kích thước thương phẩm ngay khi thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra.

Theo Hải Hà/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 371

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 369


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 919357

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64905301