10:45 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giảm giá thành sản xuất lúa nhờ áp dụng tổng hợp các giải pháp

Thứ năm - 23/03/2017 22:37
Ông Nguyễn Văn Tương ở ấp Phú Thọ, xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) dành 5.000m2 đất thực hiện mô hình SX lúa theo hướng dẫn của GS Võ Tòng Xuân đã giảm được giá thành rất nhiều.

 


Giá thành SX của ruộng mô hình chỉ 1.830 đồng/kg, thấp hơn ruộng đối chứng 124 đồng/kg
 

Ông Tương cho biết: "Ruộng áp dụng mô hình và ruộng đối chứng đều sử dụng cùng một loại giống lúa VD 20 cấp xác nhận và gieo sạ bằng tay. Ruộng mô hình sạ 60kg lúa giống. Trước khi sạ tôi áp dụng kỹ thuật bón vùi 10kg phân DAP và 5kg kali trước lần làm đất cuối cùng, sau đó trục và sạ. Quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM. Còn ruộng đối chứng, tôi sạ 90kg lúa giống và canh tác theo tập quán truyền thống".

Đối với ruộng mô hình, ông Tương chia làm 3 đợt bón phân. Một tuần sau sạ bón đợt 1, lúa được 20 ngày bón đợt 2 gồm: 15kg Ure kèm Fuji Ruto Azotobacter sp, Pseudomonas sp và lúa được 44 ngày tiếp tục bón phân đợt 3 gồm 35kg Ure và 40kg kali. Khi lúa được 58 ngày bón dặm thêm 10 kg phân Ure.

Đặc biệt, lúa trước 40 ngày sau sạ, ông không phun thuốc trừ sâu, nhằm bảo vệ các loài thiên địch có lợi và chủ động giữ nước trên ruộng không để ruộng bị khô. Từ khi lúa trổ lẹt xẹt và lúa trổ đều phát hiện chuột cắn phá, ông sử dụng bẫy rào cản hệ thống quản lý cộng đồng (community trap barrier system). Khi thăm đồng phát hiện bệnh bạc lá chớm xuất hiện vào giai đoạn lúa làm đòng đến trổ hay bệnh đạo ôn cổ bông, bọ xít dài chỉ phun sương thuốc đặc trị một lần nhằm hạn chế tối đa dư lượng thuốc BVTV.

Ông Nguyễn Văn Tương chia sẻ: "Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật của cán bộ Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Tam Nông nên giá thành SX của ruộng mô hình chỉ 1.830 đồng/kg, thấp hơn ruộng đối chứng 124 đồng/kg. Nếu so với giá thành SX trung bình của vụ ĐX 2015 - 2016 là 3.167 đồng/kg thì chi phí ở vụ ĐX 2016 - 2017 của ruộng mô hình thấp hơn 1.000 đồng/kg. Từ đó cho thấy, nếu áp dụng các kỹ thuật bón vùi phân và quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM thì giá thành SX lúa giảm được 32%; trong khi đó năng suất lúa vẫn đảm bảo đạt từ 6,3 - 6,5 tấn/ha".

Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Tam Nông khuyến cáo: Để SX lúa đem lại hiệu quả cao cần phải áp dụng tổng hợp các giải pháp kỹ thuật từ khâu làm đất, chọn giống lúa, lịch thời vụ, mật độ sạ thưa (120kg lúa/ha), bón phân cân đối, sử dụng thuốc BVTV theo phương pháp 4 đúng, quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM… Trong đó, sử dụng các chế phẩm sinh học, ứng dụng công nghệ sinh thái trên đồng ruộng là hướng đi thích hợp cần được nhân rộng.

Theo Trần Trọng Trung/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178


Hôm nayHôm nay : 76924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1135225

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71362540