18:30 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giúp nông dân làm chủ khoa học kỹ thuật

Thứ năm - 16/03/2017 04:01
Diễn biến thất thường của thời tiết, sự phát sinh của các loại sâu bệnh là nguyên nhân chính khiến cây trồng, vật nuôi giảm năng suất, chất lượng.
Nhằm giúp nông dân hạn chế thiệt hại, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tiếp tục duy trì chương trình "Nhịp cầu nhà nông" tại các huyện.
Phòng bệnh là yếu tố quan trọng
Có kinh nghiệm 15 năm nuôi cá nước ngọt nhưng anh Lê Văn Trẻo, ở thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai luôn phấp phỏng nỗi lo mỗi khi thời tiết thất thường. Theo anh Trẻo, tháng 3 mưa phùn kéo dài làm tiết trời âm u là thời điểm dễ làm cho cá nhiễm bệnh chết hàng loạt.
Không chỉ có gia đình anh mà hàng trăm hộ nuôi cá thương phẩm trên địa bàn xã Liên Châu đều có chung nỗi lo tốn nhiều chi phí chữa bệnh cho cá nhưng vẫn "xôi hỏng bỏng không". Tham dự hội thảo "Nhịp cầu nhà nông" lần này, anh Trẻo đã có thêm kiến thức về cách phòng bệnh hiệu quả cho cá. Trong đó, quan trọng nhất là luôn đảm bảo môi trường ao nuôi với nguồn nước sạch, thường xuyên thay nước kết hợp quạt ôxi để loại bỏ độc tố. Đồng thời, trộn tỏi giã nhỏ vào thức ăn cho cá ăn nhằm tăng sức đề kháng, tránh nhiễm bệnh.
Hộ chị Nguyễn Thị Mai, ở thôn Tràng Cát, xã Kim An có 2 sào ổi đang vào mùa thu hoạch. Theo chị Mai, mặc dù chăm sóc tốt nhưng mã quả vẫn xấu, thậm chí nhiều quả bị thối bên trong. Băn khoăn của chị Mai đã được TS Ngô Vĩnh Viễn – Viện Bảo vệ thực vật giải đáp kịp thời. Theo TS Viễn những năm gần đây ruồi vàng đã trở thành đại dịch của cây ăn quả vì nó phát sinh quanh năm làm giảm năng suất, chất lượng quả. Vì vậy, nông dân cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ruồi từ sớm, tránh để đến khi ruồi đẻ trứng ký sinh trên quả thì không thể chữa trị được. Nông dân nên dùng bẫy Pheromone hoặc bẫy bả Protein để dẫn dụ ruồi kết hợp sử dụng túi nilon bọc quả. Song, để diệt trừ triệt để ruồi vàng, các hộ trong một vùng trồng cây ăn quả cần thực hiện đồng bộ, đại trà.
Theo các chuyên gia, trong sản xuất nông nghiệp phòng bệnh là quan trọng nhất trong khi đa số nông dân không coi trọng yếu tố này, chỉ khi thấy cây trồng, vật nuôi bị nhiễm bệnh mới chữa trị. Cách làm này vừa không hiệu quả lại tốn kém nhiều chi phí, đó là chưa kể việc lạm dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây tồn đọng dư lượng hóa chất trong sản phẩm nông nghiệp.
Kênh thông tin khoa học bổ ích
Là địa phương được TP quy hoạch trở thành vành đai xanh của Thủ đô nên Thanh Oai chú trọng phát huy thế mạnh nông nghiệp của địa phương. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay, Thanh Oai đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất tập trung, hiệu quả kinh tế cao như vùng trồng cây ăn quả 200ha, vùng rau an toàn 200ha, vùng nuôi trồng thủy sản 720ha, vùng chăn nuôi tập trung 47ha... Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng, nông dân rất cần được tham gia các chương trình bổ ích như "Nhịp cầu nhà nông". Bởi, đây là cơ hội để người nông dân trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn với các nhà khoa học, từ đó vỡ ra nhiều bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tế sản xuất.
"Nhịp cầu nhà nông" là một trong những hoạt động trọng tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội được tổ chức với mục đích trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân. Hội thảo diễn ra luân phiên tại các huyện, thị xã trên địa bàn TP với tần suất trên dưới 20 hội thảo/năm. Bà Vũ Thị Hương – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho hay, các chuyên gia, nhà khoa học không chỉ giải đáp cho nông dân về kỹ thuật sản xuất mà còn giúp họ hiểu rõ hơn chính sách của Nhà nước, TP về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. "Chỉ khi nắm bắt rõ chính sách và làm chủ được khoa học kỹ thuật thì người nông dân mới tổ chức sản xuất hiệu quả, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn, có giá trị kinh tế cao" – bà Hương nhấn mạnh.

Theo Ánh Ngọc/ Kinh tế đô thị
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 419

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 418


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 821389

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64807333