10:58 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hai Hoa trồng bưởi da xanh không hạt

Thứ ba - 13/08/2013 04:21
Về tới ấp Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre hỏi ông Hai Hoa (Lê Văn Hoa) ai cũng biết, bởi ông được ví là "vua" bưởi da xanh, có biệt tài "phù phép" khiến cây nở hoa, kết trái theo ý muốn; giúp nhiều nông dân học cách làm ăn mới, tăng thu nhập…

Ông Đỗ Văn Công, Trưởng phòng Kỹ thuật, Sở NN-PTNT Bến Tre cho biết, Hai Hoa rất chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo nhiều giải pháp hữu hiệu như điều chỉnh vị trí ra hoa trái bưởi da xanh, kỹ thuật bao bông tạo trái không hạt… Ông như 1 khuyến nông viên thực thụ, trực tiếp tập huấn, chuyển giao TBKT cho nông dân ở trong và ngoài tỉnh. Học cách làm của ông, nhiều trang trại trồng bưởi da xanh rất thành công.

Hai Hoa cho biết, vốn xuất thân từ gia đình thuần nông nên từ nhỏ ông đã sớm gắn bó với nghề nông, đặc biệt là làm vườn. Với diện tích 5.000 m2 đất cha mẹ cho hai vợ chồng ông lúc ở riêng, ông lập vườn trồng cây có múi như cam, quýt, chanh… Đây là các loại cây rất khó trồng, bởi yêu cầu về mặt kỹ thuật canh tác, chăm sóc cũng khá cao. Hơn nữa do giá cả thị trường bếp bênh, lúc được mùa thì mất giá, lúc được giá thì mất mùa, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 1998, nhận thấy giá trị sinh lợi từ kinh tế vườn giảm sút quá mạnh, do cây trồng bị già cỗi, không có năng suất, ông Hoa đã mạnh dạn phá bỏ hết diện tích vườn cũ, chuyển đổi sang trồng bưởi da xanh ruột hồng. Đây là giống bưởi quý, năng suất cao, chất lượng trái ngon, có thể đáp ứng về lâu dài nhu cầu của người tiêu dùng.

Sau 3 năm dày công chăm sóc, cây phát triển tốt, năm 2001 bắt đầu cho trái. Thông thường khi thu hoạch lứa đầu tiên hay còn gọi là thu bói ít ai để ý đến trái nhiều hay ít, chất lượng thế nào… Thường thì bà con để ăn hoặc biếu hàng xóm, nhưng với ông thì ngược lại. Ông ghi chép ngày thu hoạch cụ thể được bao nhiêu trái, chất lượng múi thế nào...

Qua theo dõi các đợt thu trái thấy mẫu mã, kích cỡ, phẩm chất trái không đồng đều và có khuynh hướng giảm dần giữa các trái đậu ngoài cành và trái đậu trong cành (nhánh nhện). Trái trên các nhánh nhện có kích cỡ đồng đều to hơn, màu vỏ trái xanh, phẩm chất ngon hơn trái mọc ở ngoài cành.

Vấn đề đặt ra là làm sao để cây chỉ cho trái trên các nhánh nhện và xử lý bằng cách nào? Vậy là ông lao vào các cuộc thử nghiệm và cũng lắm phen lao đao tưởng chừng trắng tay.

Sau mấy năm miệt mài vừa nghiên cứu vừa thử nghiệm, năm 2003 ông đã thành công giải pháp điều chỉnh vị trí ra hoa trái bưởi da xanh theo ý muốn. “Phương pháp làm của tôi là tỉa bỏ lá trên các nhánh nhện để cây ra trái. Trái bưởi trên nhánh nhện lớn hơn trái trên ngọn, chất lượng tốt. Giải pháp này, đã được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu ghi nhận và đánh giá rất cao”, ông Hoa khoe.

Tiếng lành đồn xa, bà con nông dân trong và ngoài tỉnh tới tham quan học hỏi kinh nghiệm, ông rất sẵn sàng phổ biến tất cả kỹ thuật, dù là một thao tác nhỏ.

“Có cả nông dân tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai… đêm hôm lặn lội tới xin được tư vấn, tôi đều đón tiếp tận tình, chỉ bảo họ cách làm cụ thể, lâu dần thành thục như khuyến nông viên.

Nhiều hôm tiếp khách, hướng dẫn nông dân cách tỉa bỏ lá để xử lý ra hoa từ 6 giờ sáng tới 4 giờ chiều chưa được ăn cơm, nhiều hôm muốn xỉu luôn. Mệt thì có mệt nhưng rất vui, bởi ông nhìn thấy trên gương mặt bà con sự háo hức, vui mừng", ông Hoa chia sẻ.

Tới năm 2007, Hai Hoa lại thành công giải pháp “xử lý trái bưởi không hạt”. Vụ thu hoạch bưởi năm ấy đã mang lại hiệu quả ngoài sự mong đợi. Cả vườn bưởi cây nào cũng lúc lỉu quả, trái nào trái ấy nặng trên 2 kg, vỏ xanh bóng. Bổ ra, ruột hồng tươi ai cũng muốn ăn, đặc biệt không có hạt nào, dù chỉ là hạt lép và bán rất được giá.

Hai Hoa hướng dẫn quy trình tạo trái bưởi không hạt như sau: Chỉ việc dùng sợi dây kẽm nhỏ, uốn thành một cái lồng nhỏ chụp lên chùm bông bưởi, rồi dùng lưới cá loại lỗ nhỏ (ong không chui vào được) để bọc kín cái lồng và buộc lại trong vòng 24 tiếng đồng hồ, khi chùm hoa bưởi trở thành chùm trái non thì mở lồng ra. Hoa bưởi đã được thụ phấn bên trong nên không có hạt (không bị ảnh hưởng thụ phấn chéo).

Ông Hoa đã không ngừng nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp hữu ích trong trồng bưởi da xanh, đồng thời không quản ngại khó khăn, xa xôi để mang chất xám của mình tư vấn, hướng dẫn cho nông dân. Những cố gắng nỗ lực của ông đã được Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN, Trung ương Hội Nông dân VN, Liên hiệp các hội KHKT VN tặng bằng khen và giấy khen.

Nhiều người hỏi tại sao ông không đăng ký sáng chế độc quyền kỹ thuật SX giống bưởi da xanh không hạt, ông Hoa tươi cười nói: “Tôi muốn thành công của tôi là thành công của nông dân, muốn cùng nhau phát triển kinh tế, cùng nhau làm giàu. Đó mới đúng là cái tâm của người làm khuyến nông”.

Nguồn: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 386


Hôm nayHôm nay : 50723

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1109983

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72792692