02:28 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hạn chế bệnh đốm trắng

Chủ nhật - 28/04/2013 06:58
Bệnh đốm trắng do virus trên tôm gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Hiện chưa có thuốc chữa trị bệnh này, tuy nhiên việc tuân thủ một số nguyên tắc sẽ giúp giảm thiểu sự phát sinh và tác động của bệnh.

 

Tôm bị bệnh đốm trắng - Ảnh: Phan Thanh Cường

Một số nguyên tắc cần lưu ý

- Thả tôm đúng lịch thời vụ khuyến cáo, không thả tôm khi thời tiết chưa ổn định, nhất là nhiệt độ thấp.

- Mua con giống ở các trại giống uy tín, có chất lượng, tôm bố mẹ được kiểm dịch, tôm Post được xét nghiệm âm tính với bệnh trước khi thả nuôi.

- Nếu thả nuôi nhiều ao, người nuôi nên chia thành nhiều đợt thả giống và sử dụng nhiều nguồn giống khác nhau để tránh nguy cơ xảy ra dịch bệnh đồng loạt.

- Trong quá trình cải tạo ao cần diệt hết các vật chủ trung gian là các loài giáp xác như tôm, cua.

- Ao cần được cải tạo kỹ, đặc biệt là vét sạch lớp bùn hôi từ vụ trước, cần có thời gian phơi ao ít nhất từ 7-10 ngày.

- Nước cấp vào ao cần được lọc kỹ qua lưới lọc để ngăn trứng cá và giáp xác lọt vào ao.

- Thực hiện an toàn sinh học trong trại giống, trang trại nuôi tôm như thiết lập hàng rào cách ly bằng lưới ngăn chim và động vật vào ao. Dụng cụ sử dụng cho các ao cần được sát khuẩn, không sử dụng chung dụng cụ cho nhiều ao.

Phòng bệnh trong quá trình nuôi

Trong thời gian đầu vụ nuôi, tôm còn nhỏ sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó, thời điểm đầu vụ thời tiết thay đổi nhiều. Đây là nguyên nhân làm cho tôm dễ mẫn cảm và phát bệnh. Đặc biệt nhiệt độ nước và môi trường thấp sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Trong quá trình chăm sóc, nhất là tháng đầu tiên, cần theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường, khí độc và xử lý kịp thời. Tránh để tôm bị stress.

Tăng cường dinh dưỡng tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho tôm.

Khi dịch bệnh xảy ra cần thu hoạch toàn bộ và thực hiện cách ly xử lý, tránh lây lan ra xung quanh.

Trọng Nam (thuysanvietnam.com.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 440

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 439


Hôm nayHôm nay : 29071

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 643022

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70870337