05:55 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả lò sấy lúa tĩnh vỉ ngang

Thứ tư - 06/04/2016 05:11
Nhà nông chỉ đầu tư 300 - 400 triệu đồng đầu tư lò sấy lúa tĩnh vỉ ngang, công suất 30 - 50 tấn/mẻ hoạt động trong 6 vụ lúa là thu đủ vốn lẫn lãi.
Hiệu quả lò sấy lúa tĩnh vỉ ngang

Máy sấy tĩnh vỉ ngang công suất 30 - 50 tấn/mẻ.


Th.S Ngô Văn Đây, Chủ nhiệm “Dự án máy sấy lúa công suất 30 - 50 tấn/mẻ tại 9 tỉnh ĐBSCL cho biết, từ khi triển khai mô hình lò sấy tĩnh vỉ ngang công suất 30 - 50 tấn mẻ, người dân hồ hởi tiếp nhận và ngày càng nhân rộng.

Dự án thực hiện từ 2013 - 2015 tại 9 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (Long An, Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Kiên Giang) với tổng kinh phí đầu tư 12,6 tỷ đồng, ngân sách nhà nước hỗ trợ 4,5 tỷ, phần còn lại nông dân đối ứng.

Qua 3 năm mô hình đã giúp 25 xã nông thôn mới thực hiện tốt tiêu chí tổ chức sản xuất tại địa phương. Công suất các lò sấy đạt bình quân hơn 53,5 tấn/mẻ, vượt thiết kế từ 30 - 50 tấn. Công suất sấy thực tế bình quân đạt trên 35,3 tấn/mẻ, cao hơn thiết kế 5 tấn/mẻ. Điển hình như lò sấy của ông Phan Văn Tâm (Châu Thành, Hậu Giang), Phan Thị Thắm (Thoại Sơn, An Giang), bà Võ Thị Cẩm Hòa (Vĩnh Thạnh, Cần Thơ), ông Phạm Văn Đông (Châu Thành, Tiền Giang),ông Trần Trung Dũng (Bình Tân, Vĩnh Long)... đạt công suất sấy thực tế bình quân trên 40 tấn/mẻ, cá biệt có nhiều máy sấy trên 50 tấn/mẻ. Theo một số bà con, ưu điểm lò sấy tĩnh vỉ ngang có chi phí đầu tư ban đầu thấp, sấy được lúa có độ ẩm cao, thậm chí ướt sũng, sấy được lúa chạy mọng rất hiệu quả… góp phần giảm thiểu được tổn thất trong khâu làm khô lúa. Lò sấy tĩnh vỉ ngang sấy lúa đông xuân tiêu tốn nhiên liệu khoảng 40 kg trấu/giờ, thời gian sấy bình quân từ 14 - 20 giờ/mẻ.

Còn sấy lúa hè thu thì tiêu tốn nhiên liệu và thời gian nhiều hơn do lúc thu hoạch gặp mưa bão, ẩm độ cao. Kết qua 3 năm thực hiện dự án, số mẻ sấy bình quân và sản lượng của mỗi lò sấy tăng dần qua từng năm.

Năm 2013 số mẻ sấy bình quân đạt 82 mẻ, sản lượng lúa sấy bình quân 2.900 tấn/năm. Năm 2014 các lò sấy được 94 mẻ, sản lượng 3.400 tấn/năm và năm 2015 là 124 mẻ, sản lượng 4.000 tấn/năm. Ông Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ, việc xây dựng mô hình trình diễn máy sấy tĩnh vỉ ngang công suất 30 - 50 tấn/mẻ được người dân tiếp nhận và nhân rộng khá nhanh trong thời gian qua.

Lò sấy này rất phù hợp cho vùng sản xuất lúa hàng hóa. Các địa phương cần tạo điều kiện về đất đai, mặt bằng, giao thông, điện để người dân có thể liên kết với nhau tạo thành cụm lò sấy tập trung, nhanh thu hồi vốn và sinh lợi. Các lò sấy hoạt động mạnh như lò sấy của ông Trần Văn Phúc (Giồng Riềng, Kiên Giang), bà Phan Thị Thắm (Thoại Sơn, An Giang), ông Lê Hồ Xuân Phong (Măng Thít, Vĩnh Long), ông Nguyễn Văn Em (Long Hồ, Vĩnh Long), ông Trần Thành Được (Trà Cú, Trà Vinh) đạt sản lượng sấy trên 5.000 tấn/năm.

Hiệu quả kinh tế của các lò sấy thuộc dự án là khá cao, bình quân mỗi mẽ lúa sấy từ 30 tấn trở lên, trừ chi phí thu lợi nhuận 2 triệu đồng/mẻ. Bình quân 1 lò sấy hoạt động 90 mẻ/năm, trừ chi phí thu lãi từ 180 triệu đồng/năm trở lên. Với mức lãi này nhà nông đầu tư lò sấy hoạt động trong 6 vụ lúa là thu hồi toàn bộ vốn đầu tư (khoảng 300 - 400 triệu đồng). Năm thứ 3 trở đi thu lợi nhuận ròng trên 100 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí hoạt động và phí duy tu sửa chữa.

Nhờ hiệu quả cao, nhiều chủ máy sấy tham gia dự án có điều kiện đầu tư phát triển thành cụm lò sấy để phục vụ thương lái thu mua lúa. Ông Nguyễn Văn Mừng ở xã Lộc Hòa (Long Hồ, Vĩnh Long) là một điển hình. Năm 2013, ông được dự án hỗ trợ 1 lò sấy 30 tấn/mẻ, sau 1 năm hoạt động đạt hiệu quả cao, năm 2014 đã xây dựng thêm 5 lò và năm 2015 tiếp tục mở rộng 2 lò. Sau 2,5 năm ông Mừng đã xây dựng tổng cộng 8 lò sấy có công suất bình quân 30 tấn/mẻ.

Năm 2014, ông Nguyễn Văn Tâm ở thị trấn Một Ngàn (Châu Thành A, Hậu Giang) đã phá dỡ toàn bộ lò sấy công suất nhỏ và nhận hỗ trợ 1 lò tĩnh vỉ ngang công suất 40 tấn/mẻ. Đưa vào hoạt động đạt hiệu quả cao, ông đã đầu tư 7 lò theo công nghệ sấy của dự án. Năm 2015 đầu tư thêm 12 lò và dự kiến năm 2016 tiếp tục mở rộng thêm 10 lò công suất 50 - 70 tấn/mẻ.

Ông Trần Văn Cư ở xã Tân Long (thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) được dự án hỗ trợ 1 lò sấy 30 tấn/mẻ vào năm 2014. Với lợi nhuận thu được trên 1,7 triệu đồng/mẻ, sau 1 năm hoạt động ông đã đầu tư nhà kho sức chứa 1.000 tấn để tạm trữ lúa chờ giá sau khi sấy... Ông tiếp tục đầu từ thêm 3 lò sấy có công suất lớn hơn dự án để phục vụ nhu cầu làm khô hạt lúa của nhà nông.

Theo Nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 121


Hôm nayHôm nay : 7975

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 7975

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73054946