12:19 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp

Thứ bảy - 28/11/2015 09:24
Một trong những chính sách quan trọng để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - kỹ thuật.
Trong đó, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt được quan tâm. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu xây dựng các mô hình kỹ thuật cao trong trồng trọt như: Các mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, tăng thu nhập từ 20 - 60%, đạt 50 - 110 triệu đồng/ha/vụ; ứng dụng các công nghệ sinh học, công nghệ enzim, công nghệ nuôi cấy mô tế bào, công nghệ lai ghép, sản xuất phân hữu cơ vi sinh trong nông nghiệp, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi... Nhờ đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.
 
Tỉnh ta có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, hàng năm gieo trồng khoảng 250.000 ha lúa, 58.000 ha ngô và hàng chục nghìn ha các loại cây hoa màu khác. Hiện nay, đời sống kinh tế phát triển, bà con nông dân ít có nhu cầu sử dụng rơm rạ, thân cây từ các loại cây lương thực, rau màu khác nên mỗi khi thu hoạch mùa vụ xong thường chất đống bên đường hoặc đồng ruộng, sau đó đốt. Điều này không những ảnh hưởng đến môi trường mà còn lãng phí  một khối lượng tài nguyên lớn từ nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, thời gian gần đây nhiều mô hình sản xuất tận dụng từ nguồn phế phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, như: Tận dụng các loại thân rau màu để làm phân xanh, sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm rạ, rồi tận dụng vỏ trấu, mùn cưa để làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi... đã được ứng dụng và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Sau thu hoạch, lượng rơm rạ thừa được bà con nông dân ở nhiều địa phương chặt khúc, phối trộn với phân lân nung chảy, chế phẩm sinh học biovac, phân trâu, bò, hoặc nước thải từ chăn nuôi, đem ủ làm phân hữu cơ vi sinh. Loại phân bón này bón cho lúa hoặc các cây trồng khác, không những giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, mà còn giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu, hướng tới một nền nông nghiệp sạch. Điều này còn đồng nghĩa với việc đem lại hiệu quả về kinh tế. Theo tính toán của các hộ làm phân hữu cơ từ rơm rạ, để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ thì chỉ mất khoảng 600.000 đến 650.000 đồng, trong khi các loại phân hữu cơ vi sinh hiện bán trên thị trường có giá từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/tấn.
 
Từ ý nghĩa đó, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều dự án quy mô lớn được triển khai, như: “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp tại Thanh Hóa”.   Đây là dự án do Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học - Viện Di truyền nông nghiệp triển khai thực hiện từ năm 2013. Dự án đã xây dựng 1 mô hình sản xuất nấm tập trung quy mô 3 ha tại phường Quảng Thắng (TP Thanh Hóa) và hỗ trợ xây dựng các mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu phân tán tại các huyện Nga Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương... Sau gần ba năm thực hiện dự án, các hộ dân tham gia được hướng dẫn kỹ thuật quy trình nhân giống, công nghệ nuôi trồng, công nghệ bảo quản nấm tươi, sấy nấm, muối nấm và xử lý phế thải sau thu hoạch nấm linh chi đỏ, nấm ăn... Với giá bán bình quân 450.000 đồng/kg nấm, mỗi ha nấm linh chi đỏ cho thu nhập khoảng hơn 300 triệu đồng.  Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình, nhiều cơ sở trồng nấm, hộ nông dân đang có ý định mở rộng quy mô sản xuất nấm dược liệu. Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa cũng đang xây dựng dự án phát triển nhà máy sản xuất trà từ nấm linh chi để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, mở ra hướng phát triển nghề trống nấm dược liệu theo hướng công nghiệp.
 
Hiệu quả là thế, tuy nhiên, việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống vẫn chưa tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Một số ngành, doanh nghiệp và người dân vẫn chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ sinh học đang tập trung vào “lượng” là chủ yếu, chưa quan tâm đến “chất”, chưa sát với nhu cầu của người tiêu dùng, với thị trường. Chính vì thế, chất lượng một số sản phẩm chưa cao, chưa tạo được thương hiệu mạnh nên thiếu tính cạnh tranh. Một số sản phẩm như lợn siêu nạc, gà sinh học... chưa được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sử dụng.
Theo Báo Thanh Hóa
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 713656

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70940971