08:14 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hoạn lợn không gây mê sẽ bị kiện

Chủ nhật - 15/12/2019 21:40
Lần đầu tiên, các nhà hoạt động bảo vệ quyền động vật ở Đức đã yêu cầu cấm hành vi thiến lợn đực mà không gây mê nhằm giảm đau đớn cho con vật.

Hành vi hoạn (thiến) lợn từng gây tranh cãi lớn ở nhiều quốc gia châu Âu và đến nay đã bị cấm ở Thụy Điển, Na Uy và Thụy Sĩ.

Lâu nay, người chăn nuôi vẫn cho rằng, việc thiến heo con vài ngày tuổi là cần thiết để tránh thịt có mùi hôi khi chế biến.

Việc thiến lợn không qua gây mê làm đau đớn con vật

Hồi năm 2013, Quốc hội Đức từng đưa ra vấn đề này để thảo luận và đưa ra thời hạn 5 năm chuyển tiếp giúp nông dân thích nghi với sự thay đổi và sau đó được tiếp tục gia hạn đến năm 2021.

Tháng 11 vừa qua, Hội bảo vệ quyền động vật PETA đã đệ đơn kiện lên Tòa án Hiến pháp của Đức về vấn đề này. Theo đó, nhóm này muốn được “luật hóa” quyền của lợn con khi bị thiến phải chịu nhiều đau đớn và yêu cầu chúng cần phải được gây mê như con người.

Tổ chức này lập luận rằng, theo luật pháp Đức thì động vật không thể bị tổn thương một khi không có lời giải thích thuyết phục. “Việc thiến lợn con - có hoặc không gây mê - rõ ràng là vi phạm luật. Do vậy chỉ có một lựa chọn: kiện ra tòa để đòi thực thi các quyền lợi của mình”, đại diện nhóm PETA tuyên bố.

20 triệu con heo con bị thiến hàng năm ở Đức

Hàng năm, nông dân chăn nuôi lợn ở Đức thường thiến sống khoảng 20 triệu heo con để loại bỏ tinh hoàn giúp quá trình nuôi lấy thịt thương phẩm nhanh và không co mùi hôi giống như lợn rừng.

Hiện tại quốc gia láng giềng là Pháp cũng đã nổ ra một cuộc tranh luận tương tự, sau khi Bộ trưởng Nông nghiệp Didier Guillaume cũng cho rằng, việc thiến lợn con mà không tiêm thuốc giảm đau nên bị cấm từ cuối năm 2021.

Theo Kim Long/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 133


Hôm nayHôm nay : 44015

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 757037

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70984352