14:50 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng các loại rau cải bổ cứu vụ Đông năm 2013

Thứ năm - 31/10/2013 22:06
Để giúp bà con nông dân sản xuất có hiệu quả nguồn giống rau hỗ trợ khắc phục bão lụt từ nguồn dự trữ quốc gia, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật sản xuất các loại rau cải, cụ thể như sau:

1. Các giống sử dụng:
 
 

 


Hình ảnh các giống rau  được hỗ trợ từ nguồn dự trữ Quốc gia
 
- Giống cải củ Trung Quốc số 13: Là giống nhập nội từ Trung Quốc. Có đặc điểm: phiến lá to, dài hơi, phân thuỳ rõ, mép lá sóng; màu lá xanh đậm, bẹ lá ngắn; dạng củ to, tròn, dài, chiều dài củ trung bình 18 – 25 cm, đường kính củ  5 – 6 cm, nặng trung bình 140 – 150 g/củ. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch củ 45 – 50 ngày.
- Giống cải bẹ mào gà GRQ9: Là giống sinh trưởng tốt, bẹ lá to, mép lá xoăn, thích hợp nhiệt độ 15 – 220C
- Giống cải ngọt Quảng Phủ: Là giống nhập nội từ Trung Quốc. Đặc điểm: cây cao 30 – 35 cm, sinh trưởng nhanh, cuống lá màu xanh nhạt, dạng cây gọn cso thể trồng dày, khả năng thích ứng tốt, nhiệt độ phù hợp 16 – 300C; phẩm chất ngon, ăn ngọt, ít nước. Là giống ngắn ngày từ gieo đến thu hoạch 35 – 45 ngày.
Giống cải xanh lùn Thanh Giang:  Là giống sinh trưởng khoẻ, sau gieo 25 - 30 ngày thu hoạch. Bẹ lá to,dày, màu xanh nhạt. Phiến lá tròn. Dáng cây đẹp, ăn ngọt, chậm ra ngồng. Khả năng thích ứng rộng, gieo trồng được quanh năm.
- Giống cải bẹ Đại Bình Phổ Trung Quốc:  Là giống nhập khẩu, sinh trưởng khoẻ, dài ngày. Bẹ to, dày và giòn,rất thích hợp muối dưa. Sau trồng 50 ngày thì thu hoạch  Lá non cuộn thành bắp ở giữa, trung bình 2 - 2,5 kg/cây.
- Cải xanh mỡ: Sinh trưởng mạnh, phát triển đồng đều Cây lớn, đẹp, lá màu xanh mướt, dày, bẹ đẹp. Thời vụ gieo trồng: quanh năm. Thời gian bắt đầu thu hoạch: 30-35 ngày sau gieo
- Cải củ Hà Nôi: thuộc nhóm củ ngắn ngày, dạng lá thuôn dài, lá màu xanh nhạt, cuống lá dài, phiên lá có xẻ thùy, đường kính củ  4 -5 cm, nặng trung bình 110 – 125 g/củ. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch củ 50 – 60 ngày.
2. Kỹ thuật gieo trồng:
a. Thời vụ: Tranh thủ thời tiết nắng ráo đất đủ ẩm để tiến hành gieo trồng, kết thúc trong tháng 11.
b. Làm đất, gieo hạt:
          Đất được cày bừa kỹ, làm nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng từ 1 – 1,5 m, cao 20 – 30 cm.
           Có thể gieo hạt thông qua giai đoạn vườn ươm hoặc gieo trực tiếp     
Lượng hạt giống gieo tính cho 1 sào (500 m2)
 - Giống cải củ Trung Quốc số 13, Cải củ Hà Nội: Gieo vãi 0,4 – 0,6 kg/sào.
 -  Giống cải ngọt Quảng Phủ: Gieo trực tiếp: 250 g/sào
 -  Giống cải bẹ mào gà: Gieo qua vườn ươm 17 – 20 g/sào; Gieo vãi  80 -100 g/sào.
 - Giống cải lùn Thanh giang: 0.3 – 0.4 kg/sào
 - Giống Cải bẹ Đại Bình Phổ: 18 – 20 g/sào
            - Giống Cải bẹ xanh mỡ: 100 -150 g/sào.
c. Bón phân:
Loại phân Tổng số (kg/sào) Bón lót (kg/sào) Bón thúc
Đợt 1 Đợt 2
Phân chuồng ủ hoai mục 500 – 700 500 – 700 0 0
Đạm Ure 8 - 10 0 4 – 5 4 – 5
Lân 8 - 10 8 - 10 0 0
Kali 7 3 4 0
 (Chú ý: Nếu thiếu phân chuồng thì bổ sung, thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh).
Lượng bón cho 1 sào: 500 – 700 kg phân chuông ủ hoia mục + 8 – 10 kg Đạm Ure + 8 – 10 kg lân + 7 kg Kali. Trong đó:
            * Bón lót:  Toàn bộ phân chuồng + Toàn bộ lân + 3 kg Kali
* Bón thúc:   
                    Lần 1: Khi cây đạt 4 - 5 lá thật, riêng cải củ số 13 bón khi cây được 2 – 3 lá thật.
                   Lần 2: Sau bón thúc lần 1 từ 10 – 15 ngày.
d. Chăm sóc:
- Tưới nước: Sử dụng nguồn nước sạch, tuyệt đối không được dùng nước thải sinh hoạt, nước bị nhiễm bẩn để tưới. Sau khi gieo hoặc trồng tưới nước đủ ẩm, thường xuyên đảm bảo độ ẩm 80%.
- Khi bón thúc kết hợp tỉa cây, làm cỏ, xới xáo mặt luống, vun cao gốc khi bón thúc lần 2 để chống đổ.
3. Phòng trừ sâu bệnh:
Thường xuyên theo dõi phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại để có phương pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, chú trọng sử dụng biện pháp thủ công. Chỉ dùng các loại thuốc hoá học được phép sử dụng trên cây rau, đặc biệt là các loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Khi cần thiết sử dụng đến thuốc BVTV phải đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch.
4. Thu hoạch: Thu hoạch bằng cách nhổ cả cây hoặc tỉa lá chân, lá giữa để ăn dần. Thu hoạch những cây không bị sâu bệnh, dập nát, rửa bằng nước sạch để ráo nước rồi đưa ngay đến nơi tiêu thụ. Trong quá trình vận chuyển cần cẩn thận, tránh bị dập nát, bị héo.
 Chi cục bảo vệ thực vật
Nguồn sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 337

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 334


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1069665

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71296980