21:17 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng đến an toàn sinh học trong sản xuất giống thủy sản

Thứ tư - 28/09/2016 23:19
Phú Yên hiện có 55 cơ sở sản xuất giống thủy sản, đa số có quy mô nhỏ và chưa đáp ứng về cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải, chưa trang bị hệ thống phòng thí nghiệm chuyên ngành. Để con giống thủy sản sản xuất ra đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn sinh học, cần phải đầu tư đồng bộ.

Nhiều bất cập

Theo Bộ NN-PTNT, nghề nuôi tôm nước lợ ở nước ta chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, đã hình thành các vùng trọng điểm sản xuất giống và nuôi tôm nước lợ. Hàng năm, cả nước sản xuất hơn 100 tỉ con tôm giống, diện tích thả nuôi gần 700.000ha, sản lượng đạt trên 600.000 tấn tôm nguyên liệu với kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỉ USD. Phú Yên có vùng đất ngập nước đa dạng về hệ sinh thái khoảng 490.000ha, vịnh biển gần 15.000ha, đầm phá trên 4.220ha, khoảng 2.000ha bãi triều và cửa sông. Đây là tiềm năng, thế mạnh để Phú Yên phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống thủy sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh lại có xu hướng giảm dần. Năm 2010, tỉnh có 120 cơ sở thì hiện nay chỉ còn 55 cơ sở sản xuất giống thủy sản (chủ yếu giống tôm), đáp ứng khoảng 70% nhu cầu giống cho nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh. Hiện nay, tình hình sản xuất giống thủy sản của các cơ sở gặp nhiều khó khăn, lượng giống sản xuất không nhiều nhưng tiêu thụ lại khó khăn, nhiều cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng. Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT), từ đầu năm đến nay, các cơ sở trên địa bàn tỉnh sản xuất khoảng 1,2 tỉ con tôm post và khoảng 125 triệu con giống thủy sản khác. Diện tích thả nuôi thủy sản từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh khoảng 2.590ha, trong đó chủ yếu thả nuôi tôm thẻ chân trắng với trên 1.800ha…

Người dân huyện Đông Hòa thu hoạch tôm nuôi ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch - Ảnh: Anh Ngọc

Ông Lương Minh Đạt, cán bộ Chi cục Chăn nuôi và thú y (Sở NN-PTNT), cho biết: “Từ đầu năm đến nay, chi cục đã kiểm dịch được khoảng 220 triệu con giống thủy sản các loại, trong đó chủ yếu kiểm dịch giống tôm xuất đi ngoài tỉnh, đối với tôm giống xuất bán trong tỉnh đa phần chủ cơ sở không khai báo để kiểm dịch. Đa số cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, sản xuất theo mùa vụ, năng suất thấp nên thường trốn tránh khai báo để kiểm dịch con giống khi xuất bán, đặc biệt là các đối tượng thủy sản không chủ lực như cua, ốc, cá biển. Bên cạnh đó, người nuôi cũng chưa chú trọng việc kiểm dịch giống thủy sản khi mua, chưa có sự phối hợp giữa người nuôi, chính quyền địa phương với cơ quan chức năng nên công tác kiểm soát con giống thủy sản hiện nay trên địa bàn tỉnh rất bị động”. Còn theo ông Huỳnh Phúc Thịnh, cán bộ Chi cục Thủy sản, các cơ sở sản xuất giống thủy sản ở Phú Yên đa số có quy mô nhỏ, phần lớn chưa được trang bị phòng thí nghiệm hoặc chỉ trang bị kính hiển vi thông thường và các bộ test đo môi trường, mới chỉ đáp ứng kiểm soát một số chỉ số môi trường cơ bản như độ mặn, pH, Alkaline, NH3, ký sinh trùng gây bệnh. Các mô-đun của trại giống được xây dựng chưa rõ ràng và riêng biệt để đảm bảo an toàn sinh học trong hoạt động sản xuất giống thủy sản, trong khi hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng được nhu cầu nên rất dễ lây nhiễm bệnh trên con giống giữa các cơ sở gần nhau. Một số cơ sở nhập nguồn tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tôm giống. Thức ăn cho con giống bố mẹ đa phần khai thác từ tự nhiên và chỉ rửa qua bằng nước hoặc rửa bằng dung dịch iodine 10% nên đây cũng là nguồn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh. Tôm bố mẹ chỉ được kiểm tra các bệnh nguy hiểm một lần khi nhập khẩu tôm qua cửa khẩu, việc tái kiểm tra trong quá trình sản xuất chưa được các cơ sở sản xuất giống quan tâm và thực hiện nên có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng con giống…

Một bể ương nuôi tôm giống đạt tiêu chuẩn Global GAP của DNTN Thủy sản Đắc Lộc - Ảnh: Anh Ngọc

Cần đầu tư đồng bộ

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Phú Yên đã quy hoạch hai khu sản xuất giống thủy sản, đó là khu sản xuất giống thủy sản ở xã Xuân Hải (TX Sông Cầu) và khu sản xuất giống thủy sản ở xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa). Đối với khu sản xuất giống thủy sản ở xã Xuân Hải, tỉnh đã giao cho DNTN Thủy sản Đắc Lộc. Còn khu sản xuất giống thủy sản ở xã Bình Kiến, tỉnh đã quy hoạch là khu kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng nên khu này phải giải tỏa. Sở NN-PTNT đã xây dựng quy hoạch hai khu sản xuất giống thủy sản khác là khu sản xuất giống thủy sản ở thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa) với diện tích khoảng 9ha cùng khu sản xuất giống thủy sản ở xã Xuân Hòa (TX Sông Cầu) khoảng 8,2ha và đang trình cho UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt. Sở NN-PTNT đang triển khai nâng cấp hạ tầng hai khu sản xuất giống thủy sản mới quy hoạch này với các hạng mục thu gom, xử lý nước thải từ các trại sản xuất giống và xây dựng đường dây trung thế, trạm biến áp để cấp điện cho khu sản xuất, dự kiến cuối năm 2016 sẽ thi công. Mục tiêu là giúp các cơ sở xuất giống thủy sản sản xuất ra con giống đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn sinh học, không chỉ cung cấp con giống cho người nuôi trong tỉnh mà còn cung cấp con giống thủy sản chất lượng cao cho các tỉnh khác.

Còn bà Trần Thị Lưu, cán bộ kỹ thuật sản xuất giống thủy sản của DNTN Thủy sản Đắc Lộc, cho biết: Khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao của DNTN Thủy sản Đắc Lộc có diện tích 32ha (xã Xuân Hải, TX Sông Cầu) với công suất 2,5 tỉ tôm post thẻ chân trắng/năm, 500 triệu post tôm sú/năm và các giống thủy sản khác như cá, ốc hương, cua giống… Năm 2013, đơn vị đạt chứng nhận Global GAP toàn phần, từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm bằng việc sử dụng hoàn toàn chế phẩm vi sinh, không sử dụng kháng sinh để tăng sức đề kháng cho ấu trùng và đảm bảo truy xuất nguồn gốc. DNTN Thủy sản Đắc Lộc chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ và cách ly các khâu sản xuất theo giải pháp sinh học để thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm kiểm tra bệnh tôm, gồm các phòng như PCR, vi sinh, nước, chất lượng tôm giống. Ngoài ra, doanh nghiệp thường xuyên gửi mẫu tới các viện lớn để kiểm tra đối chứng, đó chính là giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống.

ANH NGỌC 
Theo Báo Phú Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 335810

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73382781