01:21 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

KHCN ứng dụng còn hạn chế

Chủ nhật - 14/06/2015 04:47
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân, nhiều ĐBQH cho rằng, việc ứng dụng KHCN vào đời sống, sản xuất và quản lý xã hội bị chậm và còn hạn chế
ĐBQH Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Quân

ĐBQH Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Quân

Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho rằng, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay phải chịu thiệt thòi rất lớn, xuất khẩu thì nhiều, doanh thu cũng lớn nhưng các nhà khoa học gần như không có được những bù đắp về công lao động, trí tuệ mà họ đã bỏ ra. Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân, nhiều ĐBQH cho rằng, việc ứng dụng KHCN vào đời sống, sản xuất và quản lý xã hội bị chậm và còn hạn chế. Theo ĐB Nguyễn Thanh Phương (TP Cần Thơ), việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn thường bị chậm và hạn chế. Điều này có nguyên nhân rất lớn là thiếu các quy định về kinh phí tài trợ cho việc ứng dụng, triển khai kết quả nghiên cứu. Về điều này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Quỹ phát triển công nghệ quốc gia chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu cơ bản và phát huy tác dụng rất tốt trong 5 năm vừa qua. Tốc độ công bố các đề tài với quốc tế của Việt Nam đã tăng lên hơn 2 lần trong giai đoạn vừa rồi. Việc chuyển giao kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất kinh doanh thì ngoài chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chính phủ đã có quỹ đổi mới công nghệ quốc gia với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng Quân đây là một nguồn lực Nhà nước hỗ trợ cho các đề tài, dự án. Sau khi nghiên cứu thành công, tìm được địa chỉ ứng dụng là doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải lập dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh sản phẩm khoa học đó với sự hỗ trợ của Nhà nước tối đa là 30% tổng kinh phí của dự án, 50% đối với những dự án thực hiện ở những vùng khó khăn. “Vấn đề ở chỗ là các doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đối ứng hay không và có phối hợp thật tốt với các nhà khoa học là tác giả của những sản phẩm nghiên cứu đó hay không?” – Bộ trưởng lật lại vấn đề. Cũng về vấn đề này, ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đề nghị Bộ trưởng cho biết khó khăn, vướng mắc lớn nhất hiện nay là gì? Bộ trưởng Quân trả lời ngay rằng đó là do cơ chế và nguồn lực. Cơ chế thì đang chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa sang thị trường nên việc giao kinh phí cho các tổ chức khoa học, công nghệ nghiên cứu không được kịp thời và nguồn lực của chúng ta hạn chế. “Bộ NN - PTNT với trên 7.000 người làm khoa học công nghệ, mỗi năm được giao gần 800 tỷ đồng từ ngân sách khoa học, công nghệ, chi cho thường xuyên mất hơn 400 tỷ, chi cho nghiên cứu chỉ còn hơn 300 tỷ, với 7.000 người và gần 100 viện và trung tâm nghiên cứu của Bộ NN - PTNT thì con số này là rất ít. Chúng ta phải chia sẻ với ngành nông nghiệp là các đề tài nghiên cứu vào được với cuộc sống còn rất khó khăn” – Bộ trưởng Quân nói. Bộ trưởng cho rằng, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay phải chịu thiệt thòi rất lớn, xuất khẩu thì nhiều, doanh thu cũng lớn nhưng các nhà khoa học gần như không có được những bù đắp về công lao động, trí tuệ mà họ đã bỏ ra. Từ thực tế đặt ra, quan điểm của Bộ NN - PTNT và Bộ KHCN thống nhất là chuyển giao công nghệ miễn phí, các nhà khoa học phải chuyển giao vô điều kiện, không được giữ bản quyền một cách cứng nhắc để có thể thu lợi từ kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp. Chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ KHCN, ĐB Nguyễn Thanh Phương tiếp tục bấm nút chất vấn. ĐB Phương đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để khắc phục tình hình đó, nhằm đẩy nhanh tiến trình ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp để phục vụ cho việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nâng cao chất lượng giá trị nông sản? ĐB Nguyễn Thanh Phương cũng có đề cập đến việc huy động đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, hiện nay còn rất hạn chế. Cho đến thời điểm này, chúng ta mới huy động nguồn của doanh nghiệp bằng khoảng 80%, 90% nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Như thế là không đạt mục tiêu chiến lược phát triển KHCN tới năm 2020 phải có 2% GDP quốc gia cho KHCN. Lẽ ra các doanh nghiệp đều phải dành một phần lợi nhuận của họ đầu tư cho KHCN. Trả lời các băn khoăn của ĐB Phương, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Tập đoàn viễn thông quân đội và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam là 2 tập đoàn kinh tế gương mẫu trong việc thực hiện quy định này. Năm nay Tập đoàn Viettel dự kiến dành đủ 10% thu nhập tính thuế của họ cho KHCN với mức trên 4000 tỷ đồng. Vấn đề sử dụng hết bao nhiêu, còn bao nhiêu có thể đóng góp cho quỹ của Bộ Quốc phòng hoặc quỹ quốc gia. “Nếu như tất cả các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty 90, 91 đều làm như vậy chắc chắn chúng ta có nguồn đầu tư cho KHCN lớn gấp 2 lần đầu tư từ ngân sách nhà nước. Chúng ta có đủ nguồn kinh phí để cho hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp” – Bộ trưởng Quân khao khát.   Về đề nghị trích mỗi một kg nông sản thực phẩm xuất khẩu của chúng ta 1 USD để đầu tư trở lại cho KHCN của ĐB Phương, Bộ trưởng cho rằng đây chính là ý kiến của Bộ trưởng từ cách đây nhiều năm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này không đơn giản. “Phải biến nó thành quy định của pháp luật thì mới có thể thực hiện được, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu có nhận thấy trách nhiệm của mình đối với phát triển KHCN của đất nước với sự phát triển KT - XH và đời sống của các nhà khoa học hay không” – Bộ trưởng tha thiết có những đề nghị sớm biến thành Luật.  
VĂN HÙNG
Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 283


Hôm nayHôm nay : 24316

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 880585

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64866529