18:19 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khoa học công nghệ giúp nông thôn khởi sắc

Thứ sáu - 10/03/2017 04:02
Xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang) được triển khai, ứng dụng nhiều dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) từ Trung ương đến địa phương như các mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt… ; qua đó góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân.
Chị Nguyễn Thị Nhinh (vợ anh Trần Văn Phúc, ở thôn An Châu, xã Hòa Phú) đang cắt tỉa các nhánh thanh long để tạo đà phát triển cho cây.

Chị Nguyễn Thị Nhinh (vợ anh Trần Văn Phúc, ở thôn An Châu, xã Hòa Phú) đang cắt tỉa các nhánh thanh long để tạo đà phát triển cho cây.

Một cán bộ xã Hòa Phú cho biết, trên địa bàn xã hiện có 17 hộ trồng thanh long ruột đỏ với 52ha, doanh thu khoảng 70 triệu đồng/1.000m2/năm. Thời điểm thu hoạch thanh long ruột đỏ khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm.

Điển hình trong mô hình này là hộ anh Trần Văn Phúc (thôn An Châu) có diện tích trồng thanh long ruột đỏ 3.000m2. Anh Phúc trồng khởi điểm 1.000m2 thanh long, sau thấy hiệu quả nên nhân rộng ra 3.000m2. Cùng với trồng thanh long, anh Phúc còn nuôi thêm dê thâm canh để cải thiện đời sống. Mỗi năm anh Phúc bán hơn 30 con dê thịt với giá trung bình 3 triệu đồng/con.

Ở thôn Hòa Hải, hộ bà Lê Thị Thủy đã và đang nuôi thành công mô hình gà đồi kiểu mẫu từ dự án KH&CN cấp cơ sở của Sở KH&CN. Bà Thủy cho biết, năm ngoái, hộ bà được UBND huyện Hòa Vang cùng Sở KH&CN hỗ trợ con giống và 2 triệu đồng tiền sửa sang chuồng trại.

Ngoài việc nuôi lợn truyền thống, bà Thủy mạnh dạn mở rộng trang trại nuôi thêm mô hình gà đồi. Hiện nay, trại gà của bà Thủy có 100 con gà thịt và 50 con gà đẻ. Cứ mỗi con trung bình 2kg, tương ứng khoảng 200.000 – 240.000 đồng/con.

Theo UBND huyện Hòa Vang, mô hình trồng thanh long ruột đỏ được huyện thí điểm trồng và nhân rộng từ năm 2013. Đối với các mô hình này, người dân được tiếp cận một giống cây trồng mới, cùng với đó là được “cầm tay chỉ việc”, tập huấn cách trồng, cách chăm sóc, xử lý sâu bệnh cho cây, rồi tùy từng điều kiện tự nhiên để điều chỉnh phù hợp.

Đối với các mô hình chăn nuôi cũng như vậy, mô hình nào thử nghiệm đạt hiệu quả sẽ nhân rộng. Hiện huyện Hòa Vang cũng cho cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trồng dặm lại các vườn thanh long, nhiều vườn đang phát triển tốt và chuẩn bị cho trái.

Trong khi đó, mô hình gà đồi kiểu mẫu được Sở KH&CN phối hợp với huyện Hòa Vang thực hiện cuối năm 2016 với quy mô 1.000 con; trước mắt thí điểm tại 5 hộ ở các thôn Đông Lâm, Hòa Hải, Hòa Phước và đang cho kết quả tốt.

Những năm qua, cùng với xã Hòa Phú, Sở KH&CN đã hỗ trợ nhiều đề tài, dự án nông thôn miền núi cho toàn huyện Hòa Vang; qua đó, giúp bà con có thêm mô hình chăn nuôi, trồng trọt mới có giá trị cao phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Bà Vũ Thị Bích Hậu, Phó Giám đốc Sở KH&CN nhìn nhận, xã Hòa Phú được triển khai và ứng dụng nhiều dự án KH&CN từ Trung ương đến địa phương như mô hình ứng dụng KH&CN trong chăn nuôi (nuôi dê, thỏ, gà đồi… ), trồng trọt (cây bơ, cây dược liệu) và các mô hình ứng dụng KH&CN khác như mô hình năng lượng mặt trời cho các trường mầm non và y tế…

Có thể nói, nhiều mô hình ứng dụng KH&CN thời gian qua được Sở KH&CN tập trung triển khai đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Hiện nay, Sở KH&CN triển khai dự án ứng dụng KH&CN trong xây dựng mô hình sản xuất dược liệu nghệ vàng và đinh lăng tại huyện Hòa Vang do Công ty CP Dược Danapha làm chủ dự án với quy mô 10ha.

Dự kiến khi thành công sẽ phát triển được vùng nguyên liệu, dược liệu tại Hòa Vang, vừa giúp nâng cao thu nhập cho người dân, vừa tạo vùng nguyên liệu ổn định cho Danapha trong sản xuất các loại thuốc mới.

Sở KH&CN cũng cho biết thêm, trong năm 2017, sở phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòa Vang thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển bưởi da xanh. Theo đó, dự kiến trong tháng 6-2017 sẽ triển khai với quy mô 10ha; khi hoàn thiện, nếu có hiệu quả sẽ cho nhân rộng mô hình. Ngoài ra, Sở KH&CN cũng đang triển khai dự án điều tra và đánh giá đất cho huyện Hòa Vang để làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương.

Theo THANH TÌNH/vfpress.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 820486

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64806430