18:33 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không lo, đã có lúa “chạy lũ”

Thứ năm - 22/08/2013 21:15
NDĐT - Những năm gần đây, hàng nghìn ha lúa mùa ở Thạch Thành (Thanh Hóa) thường xuyên thiệt hại nặng do mưa lũ, có địa phương mất trắng hoàn toàn. Chủ động phối hợp của địa phương với các nhà khoa học đưa nhanh giống lúa cực ngắn ngày b6 đột biến (b6đb) vào sản xuất hiệu quả ra sao ?
Giống lúa b6đb giúp tăng vụ, nâng cao thu nhập.

Giống lúa b6đb giúp tăng vụ, nâng cao thu nhập.

“Chạy lũ”, tăng vụ

Trên cánh đồng lúa vàng óng chuẩn bị cho thu hoạch ở xã Thành Tân, anh Hà Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Chỉ hơn tuần nữa là bước vào mùa mưa lũ, cả xã sẽ chìm trong biển nước, có điểm ngập sâu chỉ thấy nóc nhà”.

Hằng năm không chỉ hơn 100 ha lúa mùa của xã bị thiệt hại mà còn nhiều diện tích cây trồng khác bị thối, hư hỏng. Trước tình thế đó, năm 2012, xã Thành Tân đã gieo cấy thử nghiệm sáu ha giống lúa b6đb ở vùng thường xuyên bị úng ngập.

Vụ mùa 2013, theo quy hoạch của huyện, Thành Tân có tổng số 180 ha lúa, trong đó diện tích gieo cấy giống lúa b6đb theo quy hoạch là 90 ha. Tuy nhiên, diện tích b6đb đã tăng vượt mức so với kế hoạch đề ra khoảng 120 ha bởi nhân dân đã có niềm tin nên đăng ký trồng thêm. Từ khi có giống lúa “chạy lũ”, 30 ha ruộng nhân dân thường xuyên bỏ hoang thì nay đã được gieo cấy bằng giống b6đb.

Rời Thành Tân, chúng tôi đến thăm những cánh đồng lúa “chạy lũ” tại xã Thành Mỹ. Bác Trương Nguyên Tiêu, thôn Tây Hương cho biết: Trước đây, gia đình thường cấy những giống lúa lai có thời gian sinh trưởng dài ngày, khi lũ về lúa chưa đến tuổi thu hoạch nên toàn bị “mất ăn”. Tiếng là trồng gần một ha lúa nhưng hằng năm gia đình bác Tiêu vẫn nằm trong diện “ăn gạo trợ cấp”.

Hai năm nay gia đình bác Tiêu và nhiều người dân phấn khởi vì không phải gặt lúa non “chạy lũ”, vì khi lũ về giống b6đb đã được thu hoạch tinh tươm.

Từ năm 2012 đến nay, gia đình bác Tiêu cũng như nhiều hộ dân khác thóc không chỉ đầy bồ mà còn có nhiều ngô, khoai thu được ở vụ đông. Chỉ tay về tám sào lúa b6đb trĩu bông, bác Tiêu dự tính khoảng ngày 30-8 là có thể thu hoạch, sản lượng ước tính gần hai tấn thóc.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lương Hiếu, Chủ tịch UBND xã Thành Mỹ cho biết: vụ mùa 2013, theo kế hoạch huyện giao, xã cấy 55 ha lúa b6đb, tuy nhiên diện tích này đã tăng lên 66 ha.

Năm 2012, 63 ha lúa mùa của xã đang thời kỳ trỗ bông thì mất trắng vì thiên tai. Sau đó, để ổn định đời sống nhân dân, Thành Mỹ kêu cứu và được cứu trợ hơn 77 tấn gạo.

Ông Hiếu quả quyết, từ khi cấy giống lúa này người dân vụ nào cũng được mùa. Khi mùa lũ đi qua, nhờ có quỹ đất sớm, toàn bộ cánh đồng lúa b6đb được người dân phủ xanh bằng cây vụ đông các loại.

Khi hệ thống chính trị vào cuộc

Có thể thấy rằng, để phát triển nhanh, hiệu quả giống lúa b6đb ở Thạch Thành là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nhân dân.

Ông Lê Văn Trinh, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành khẳng định: cách đây hai năm Huyện ủy, UBND Thạch Thành đã xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trong đó lựa chọn giống lúa b6đb của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm để phát triển sản xuất.

Ông Trinh cho biết thêm, năm 2012, huyện Thạch Thành thiệt hại hơn 1000 ha lúa mùa chủ yếu là giống dài ngày; trong khi đó giống b6đb với diện tích khoảng 400 ha thì đều cho thu hoạch cao. Tính đến nay, Thạch Thành đã quy hoạch được vùng trồng giống lúa b6đb là 1.600 ha, trong đó có 1000 ha chuẩn bị cho thu hoạch trên địa bàn 22 xã.

Theo ông Trinh, hằng năm, cứ đến đầu tháng 9, cuối tháng 10 ở đây thường có mưa lớn, nước ở các khe đồi và hồ Hòa Bình ào ạt tràn về khiến con sông Bưởi trên địa bàn huyện “quá tải” dẫn đến úng ngập hoặc bị lũ quét.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giống lúa thuần (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm), Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp nhà nước "Chọn tạo giống lúa cực ngắn ngày cho các tỉnh khu vực phía bắc" Hà Văn Nhân chia sẻ: B6đb được chọn theo phương pháp phả hệ từ giống P6, được xử lý đột biến Co 60.

Sau tám năm nghiên cứu, chọn tạo, giống P6đb chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống quốc gia; năng suất bình quân đạt 50 đến 55 tạ/ha, có nơi làm tốt đạt 62 tạ/ha.

Qua thí nghiệm, khảo nghiệm tại một số tỉnh như: Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa..., chúng tôi nhận thấy đặc điểm nổi bật của giống B6đb là gạo ngon, thời gian sinh trưởng vụ mùa từ 75 đến 85 ngày (ngắn hơn Khang Dân 18 và Q5 khoảng 20 ngày).

Hiện giống lúa b6đb phát triển ở các tỉnh phía Bắc vớ diện tích gần 10 nghìn ha. Riêng huyện Thạch Thành và Nông Cống (Thanh Hóa), diện tích trồng lúa P6đb khoảng hai nghìn ha.

Tác giả giống lúa P6đb cho biết thêm, giống lúa b6đb khác với giống ngắn ngày là thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày.

Chủ nhiệm đề tài nhận định: thời gian tới diện tích giống lúa cực ngắn ngày tiếp tục được mở rộng và phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu cây vụ đông ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chạy lũ tại các tỉnh Bắc Trung Bộ...

 

MAI QUÝ TÙNG
theo nhandan
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 373


Hôm nayHôm nay : 44044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 765517

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64751461