19:59 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khúc xạ kế đo độ mặn trong ao nuôi tôm

Thứ hai - 18/03/2013 21:12
Cần thường xuyên kiểm tra độ mặn trong ao nuôi tôm để đảm bảo điều kiện phát triển cho tôm.

Ảnh hưởng của độ mặn

Độ mặn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa nguyên sinh chất của tôm và nước. Ngoài ra, độ mặn còn ảnh hưởng đến độ kiềm và độ pH, khả năng sinh trưởng của tôm.

Độ mặn nếu vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm nuôi sẽ gây ra các phản ứng sốc cho cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng. Độ mặn giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của tôm nuôi do phải điều chỉnh áp suất thẩm thấu. Tôm bị sốc và dễ bị cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi. Trong ao nuôi tôm, độ mặn tăng rất nhanh do hiện tượng bốc hơi nước hoặc có thể giảm cục bộ do mưa. Để đảm bảo độ mặn trong ao phù hợp cần kiểm tra độ mặn trong ao thường xuyên.

 

Độ mặn phù hợp

Độ mặn thường được tính bằng đơn vị phần ngàn (ppt). Mỗi loại tôm, giai đoạn có yêu cầu về độ mặn khác nhau. Đối với tôm sú: Có thể chịu được độ mặn từ 3 - 45 ppt, độ mặn tốt nhất cho tôm sú là 15 - 20 ppt, biến động trong ngày không quá 5 ppt. Đối với tôm thẻ chân trắng: Chịu được độ mặn từ 2 - 40 ppt, độ mặn tốt nhất là 32 - 33 ppt.

 

Sử dụng thiết bị đo độ mặn

Kiểm tra độ mặn thường xuyên giúp cho người nuôi tôm có thể kiểm soát được độ mặn ao để có những biện pháp điều chỉnh.

 

Sử dụng khúc xạ kế đo độ mặn

(Model Master - S28M (Code 2483) của hãng Atago, Nhật Bản).

Dùng dung dịch nước cất nhỏ lên mặt kính khúc xạ kế rồi đậy nắp kính lại xem nền xanh trở về vị trị 0.000 chưa, nếu chưa thì dùng tua vít chỉnh cho về 0.000. Nhỏ dung dịch cần đo lên mặt kính, rồi điều chỉnh độ phóng đại sao cho xem được rõ nhất.

Thao tác đo: Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính, đậy nắp chắn sáng, nước phải phủ đều trên lăng kính, đưa lên mắt ngắm, đọc số trên thang đo, chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất, lau khô bằng giấy thấm mềm (không được làm ướt khúc xạ kế).

Bảo quản: Trong hộp kèm theo và để nơi thoáng mát, không nên để vào nước.

Thảo Linh

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 184


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1250691

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72933400