00:22 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiên trì nuôi ếch mang lại hiệu quả

Thứ năm - 25/07/2013 05:31
Năm 2012, chú Phan Văn Có, ngụ ấp 2 (Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) được tham quan thực tế các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức. Sau đó, chú thử nghiệm các mô hình nuôi lươn, ba ba, cá rô đầu vuông… Bước đầu bị thất bại, chú kiểm nghiệm lại và rút ra bài học về kỹ thuật nuôi. Không nản chí, sau nhiều đêm trăn trở, chú quyết định chuyển sang mô hình nuôi ếch trong ao nhân tạo.

Khởi đầu, chú mua 20 cặp ếch bố mẹ và 2.000 ếch con với tổng số tiền 3 triệu đồng để nuôi thử trong ao nhân tạo. Do không nắm vững đặc điểm sinh lý và cách phòng trị bệnh nên số ếch mới mua về bị hao hụt khá nhiều; ếch bị mắc các chứng bệnh như: đỏ đùi, lồi hậu môn, sình bụng, gan và thận có mũ,  mù mắt…

Trong lúc tưởng chừng như bế tắc, được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đến hỗ trợ kiểm tra bệnh trạng của ếch, hướng dẫn cách điều trị và biện pháp phòng, chống những bệnh thông thường, đàn ếch của chú đã dần hồi phục và sinh trưởng tốt.

Chú Phan Văn Có kiểm tra tình trạng ếch thịt sắp thu hoạch.

Chú Phan Văn Có kiểm tra tình trạng ếch thịt sắp thu hoạch. 

Qua quá trình nuôi, chú tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc xác định nguyên nhân và cách phòng trị bệnh cho ếch như: bệnh đỏ đùi thường do thời tiết thay đổi làm ếch bị sốc; bệnh lồi lậu môn, mù mắt, quẹo cổ thường do nước trong ao bị bẩn… Sau mỗi đợt nuôi, chú phơi đáy ao, dùng vôi để sát trùng. Việc sử dụng lá dừa làm nơi trú ngụ cho ếch con (thay cho vạt tre) chẳng những khắc phục được tình trạng lây lan dịch bệnh, chú còn phát hiện ra chất chát tiết ra từ lá dừa có tác dụng phòng trị bệnh tiêu chảy cho ếch rất hiệu quả.

Hiện tại, trại ếch của chú  gồm có 16 bể (diện tích 12 m2/bể, cao 0,9 mét) với tổng cộng 150 cặp ếch bố mẹ và 5.000 ếch thịt. Ếch cái mỗi năm đẻ 3 lần, mỗi lần đẻ khoảng 2.000 trứng, tỷ lệ nở đạt 25% (500 con). Ếch con được nuôi dưỡng khoảng 35 ngày tuổi (kích cở bằng ngón tay), chú xuất bán với giá 1 ngàn đồng/con. Ếch con nuôi trong vòng 3 tháng là có thể xuất bán (trọng lượng 0,2 - 0,25 kg/con); tùy thời điểm, thương lái từ TP. Hồ Chí Minh, các quán ăn trong, ngoài tỉnh thu ếch thịt với mức giá dao động từ 35-70 ngàn đồng/kg.

Mỗi năm, trại ếch đã mang lại cho chú thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Giờ đây, nhà cửa của chú đã được xây dựng khang trang hơn, các con của chú cũng được ăn học đến nơi, đến chốn và tất cả đều có việc làm ổn định.

Huỳnh Văn Xĩ 
Theo Báo Ấp Bắc
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: mô hình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 247

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 25482

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 779023

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64764967