08:49 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm dùng thuốc sát trùng trong nuôi tôm nước lợ

Thứ tư - 02/04/2014 00:06
Dùng thuốc sát trùng trong quá trình chuẩn bị cũng như quản lý môi trường nước ao nuôi để tôm phát triển tốt là cần thiết. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm, thậm chí làm tôm chết. Do đó, người nuôi tôm cần lưu ý.

Trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi, người nuôi tôm thường sử dụng các loại thuốc Iodine, KMnO4, Chlorine để sát trùng nước ao. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sát trùng phải được tiến hành trước khi thả tôm giống trong 3 - 5 ngày để hạn chế tối đa mầm bệnh do vi khuẩn, virus có trong nước. Trong thời gian này, người nuôi phải tranh thủ ngay khi dư lượng thuốc sát trùng phân hủy, bay hơi hết (thường trước 48 giờ), cần nhanh chóng gây màu nước, cấy vi sinh và thả tôm giống.

Giai đoạn tôm còn nhỏ, từ khi thả tôm giống đến 45 ngày, nhiều trường hợp tôm giống đã nhiễm Vibrio, tôm lột xác nhanh (1,5 - 4 ngày/lần), hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh virus (đốm trắng, đầu vàng) và vi khuẩn (hoại tử gan tụy). Mặt khác, thuốc sát trùng còn diệt tảo, động vật phù du khiến rong đáy phát triển và thiếu thức ăn cho tôm. Thời điểm này tôm rất yếu và nhạy cảm với thuốc sát trùng, nhất là lúc tôm bệnh. Vì vậy người nuôi chỉ dùng thuốc sát trùng trong trường hợp cấp thiết.

Sử dụng thuốc sát trùng không đúng cách làm ảnh hưởng đến tôm nuôi - Ảnh: An Đăng

Từ lúc tôm đã thả được 45 ngày đến khi thu hoạch, giai đoạn này tôm có sức chống chịu cao hơn với thuốc sát trùng. Nhưng người nuôi vẫn cần cẩn thận với các thuốc sát trùng Chlorine, KMnO4 và Idodine do tính diệt tảo và động vật phù du trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây chết tôm đang yếu hoặc đang trị bệnh. Thuốc sát trùng nên được sử dụng khi xung quanh có dịch bệnh, môi trường nước ao tôm dơ bẩn hoặc gần thu hoạch. Chú ý, Chlorine tuyệt đối không được dùng ở tháng cuối.

Trong nuôi tôm nước lợ, người nuôi thường chỉ quan tâm tới giá cả và hiệu lực thuốc sát trùng mà quên tác dụng mặt trái của chúng. Nhiều thuốc sát trùng có tác dụng diệt tảo nên khi tảo chết tiêu tốn nhiều ôxy để phân hủy, pH trong ao giảm, khí độc tăng làm tôm giảm ăn. Mặt khác, tôm thường bỏ ăn ngay sau khi đánh thuốc sát trùng do bị sốc hóa chất, hệ miễn dịch suy giảm và dễ nhiễm bệnh. Do đó, thuốc sát trùng được xem là tốt đối với ao tôm khi ít gây hại đến hệ vi sinh vật có lợi, động vật phù du và không ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, nhất là khi tôm còn nhỏ, đang lột xác hay khi bị bệnh.

Cần lưu ý, sau khi sát trùng nước thì vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng bùng phát trở lại. Vì thế, người nuôi cần phải cấy vi sinh ngay sau 48 giờ sử dụng để giúp vi khuẩn có lợi bacillus tạo quần thể ưu thế trước, từ đó khống chế mật độ vi khuẩn gây bệnh dưới mức nguy hiểm. Ở điều kiện bình thường, việc sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ có thể lấn át vi khuẩn gây hại trong nước ao nuôi, trong trường hợp áp lực dịch bệnh cao, việc sử dụng thuốc sát trùng là cần thiết vì giúp kiểm soát mật độ vi khuẩn có hại dưới mức nguy hiểm.

Một số tác dụng có hại của thuốc sát trùng:

- Chlorine: khi pH cao thì hiệu quả sử dụng sẽ giảm, nhất là khi pH trên 8; Khi ao nhiều mùn bã hữu cơ (do một phần Chlorine sẽ ôxy hóa chất hữu cơ) phải tăng liều, gây độc tố cho tôm và tốn kém; Chỉ sử dụng Chlorine lúc cải tạo ao; Dùng Chlorine khó gây màu nước, làm chết tảo, dùng lâu năm đáy ao bị trơ làm nghèo hệ vi khuẩn có lợi.

- Thuốc tím (KMnO4): không bền, giảm khả năng diệt trùng dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao nên cần phải bảo quản trong các lọ màu nâu đen để tránh ánh sáng trực tiếp, nên sử dụng lúc trời mát; Khi vào nước KMnO4 sẽ kết hợp với nước tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.

- Formalin: ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp, hệ thần kinh và da.

- Iodine: nếu dùng vượt quá mức cho phép sẽ làm ao thiếu ôxy khiến tôm nổi đầu, chết hàng loạt.

Thành Công 

Thủy sản Việt Nam

 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 279

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 278


Hôm nayHôm nay : 44582

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1103842

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72786551