17:38 EST Thứ hai, 30/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm thâm canh hành củ

Thứ hai - 19/10/2015 05:55
Hành củ vụ đông đang là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao đối với nông dân nhiều vùng canh tác. Cán bộ và nông dân Hải Dương đã có bề dày kinh nghiệm trong kĩ thuật thâm canh cây trồng này khi phát triển hành vụ đông lấy củ nhiều năm nay. Xin chia sẻ kinh nghiệm về những kĩ thuật cần có để nâng cao hiệu quả khi trồng như sau:

 

Xử lý đất và lên luống: Nếu pH < 6,0 thì bón 10 - 15 kg vôi bột/sào; Nếu pH 6,0 – 6,5 thì bón 5 – 7  kg vôi bột/sào; Nếu pH > 6,5 thì không bón vôi.

Luống trồng: Mặt luống rộng 1 m. Rãnh rộng 30 cm. Luống cao 30 - 35cm

Giống: Mỗi sào hành cần 15 - 20 kg giống. Chọn củ chắc, đáy tròn, màu tím đậm, không bị nhiễm bệnh, rễ non chưa mọc, không bị giập nát. Bóc thành từng mũi (ánh hành).

 Xử lý củ giống: Nên xử lý củ giống bằng dung dịch thuốc Nativo 750WG nồng độ 1% (3 gr/3 lít nước) + thuốc trừ vi khuẩn Kasumin 2L (1%) phun ướt đều cho hành giống trước khi trồng.

+ Hoặc xử lý củ giống bằng cách ngâm vào dung dịch Rovral 50WP 2% + Kasumin 2L (1%) trong thời gian 5 - 10 phút.

+ Xử lý cây con sau khi trồng để phòng trừ sâu bệnh hại: Pha 1 gói Nativo 750WG (3 g) + 1 gói Confidor 700 WG (1 g) + Kasumin 2L (1%) cho 1 bình 12 lít phun 1,5 bình cho 1 sào Bắc bộ (360 m2).

Pha hỗn hợp thuốc để phun hoặc nhúng củ hành cho ướt đều, để ráo rồi cắt nhẹ từ đầu củ xuống và phần rễ khô ở gốc củ khoảng 0,5 cm.

Nông dân Hải Dương chăm sóc hành sau trồng

 

Lượng phân và cách bón: Phân hữu cơ hoai mục: 7 – 8 tạ (hoặc 30kg phân vi sinh); Urê: 8 - 9 kg; Phân lân: 25 - 30 kg; Phân kali: 7 - 8 kg/sào Bắc bộ. Chia làm 4 lần bón.

Bón lót: 2 kg urê + 18 kg supe lân + 1 kg kali.

Bón đều trên luống, trộn kỹ với đất san phẳng hoặc bón đều mặt ruộng trước khi làm nhỏ đất lần cuối (không để củ tiếp xúc trực tiếp với phân).

- Thúc lần 1: 10 - 15 ngày sau trồng: 2 kg urê + 3,5 kg supe lân + 1 kg kali.

- Thúc lần 2: sau lần 1 từ 15 - 20 ngày: 4 kg urê + 5 kg supe lân + 2 kg kali.

- Thúc lần 3: ngày sau trồng 55  – 60 : 1 kg urê +3,5 kg supe lân + 3 kg kali.

Chú ý: Hành tỏi rất cần các vi lượng (Cu, Bo, Mn), nếu thấy ruộng hành phát triển kém, đầu lá khô hoặc cong queo thì dùng 1 gói phân vi lượng + 0,5 lạng kali trắng/bình 18 lít phun vào ngày hôm sau khi tưới thúc sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng phân và hạn chế cây bị các loại bệnh.

Kỹ thuật trồng: Cắm múi hành thành 5 hàng dọc theo luống, hàng ngoài cách mép luống 5 – 7 cm. Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 20 cm đảm bảo mật độ 4.500 – 5.000 củ/sào. Ấn sâu múi hành xuống đất ngập 2/3 nhánh, sau đó dùng rơm, rạ phủ lên trên để giữ ẩm cho đất và hạn chế cỏ mọc (tốt nhất nên dùng rơm rạ cũ).

Dùng thuốc trừ cỏ Hêcô, Butanic… phun trước khi trồng, trước khi phun phải tưới ẩm mặt luống. Sau khi trồng và phủ rơm rạ xong, tưới đẫm nước trên mặt luống, tiếp tục tưới nước giữ ẩm đến khi cây mọc. Khi cây mọc 3 – 4 lá thật có thể tưới rãnh kết hợp với bón thúc.

* Lưu ý:

- Nên kết thúc bón phân sau trồng 50 – 60 ngày kết hợp với tỉa hành.

- Thường xuyên giữ ẩm 70 – 80% độ ẩm đất, gió bấc hanh khô cần tưới nhiều, không tưới đẫm khi gió đông để hạn chế bệnh hại.

- Thời kỳ sau trồng 70 ngày hành bắt đầu xuống củ, nếu gặp nhiệt độ cao thì hạn chế tưới nước để tránh cây sinh trưởng trở lại “hành bị rút ruột”. Bổ sung thêm kali trắng (0,5 lạng/bình, 1 lần/tuần) để giúp cây xuống củ thuận lợi và chống bệnh sương mai tốt hơn.

- Vào dịp cuối năm thường có mưa phùn hoặc sương muối, sương giá, vì vậy phải kiểm tra xem nước mưa hay sương có độ pH là bao nhiêu để tác động tránh hiện tượng cháy lá tạo cho vi khuẩn héo xanh, nấm thán thư, sương mai xâm nhập.

+ Nếu pH < 5,5 (môi trường axít chua) cần phun tưới nước vôi trong lên toàn bộ ruộng.

+ Nếu pH > 7 dùng Sunphát đồng phun hoặc pha loãng với liều lượng 1 – 2 lạng/sào để phun tưới mang lại hiệu quả cao.

Theo khuyennongvn.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 90

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 87


Hôm nayHôm nay : 35258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1327267

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73009976