07:15 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giao thông nông thôn bằng “công nghệ túi đất”

Thứ tư - 29/05/2013 04:11
NDĐT - Nhóm nghiên cứu trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải phối hợp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ứng dụng thành công công nghệ Do-nou (túi đất gia công nền, chống sụt lún) trên 200 m đường giao thông nội đồng ở xã Tân Ước (Thanh Oai, Hà Nội).
Làm giao thông nông thôn bằng “công nghệ túi đất”

Làm giao thông nông thôn bằng “công nghệ túi đất”

Công nghệ túi đất

Trước khi ứng dụng công nghệ Do-nou, 200m đường này được người dân Tân Ước đắp theo phương thức truyền thống nên nền rất yếu, dễ sụt lún, lầy lội vào trời mưa. Với công nghệ Do-nou, nhóm nghiên cứu đã dùng những bao tải dứa có chứa vật liệu thô như: đất, cát, đá dăm, phế liệu xây dựng... để khắc phục tình trạng trên. Giáo sư Kimura Mokoto, trường Đại học Kyoto cùng các thành viên của nhóm nghiên cứu xuống thực địa và hướng dẫn người dân cách đóng đất, đá vào bao tải, kỹ thuật đầm sao cho đạt được độ ma sát cao nhất.

Giáo sư Kimura Mokoto phân tích: “Khả năng chịu tải của bao tải đất phụ thuộc rất lớn vào cường độ chịu kéo của bao và vật liệu đưa vào bao. Khi sử dụng bao tải đất đúng quy cách, khả năng chịu tải của nền tăng tới 10% so với kết cấu bê tông, tuổi thọ bao có thể đạt trên 50 năm”.

Việc ứng dụng công nghệ này không đòi hỏi các thiết bị thi công hạng nặng, tận dụng được lao động địa phương và nguồn vật liệu tại chỗ. Do đó chi phí cho xây dựng chỉ bằng 30-50% so với công nghệ xây dựng thông thường và thân thiện môi trường. Công nghệ túi đất đã ứng dụng có hiệu quả ở một số nước như Kenya, Philipin, Papua New Guinea, Tanzania, Uganda...

Rẻ và đơn giản

Ông Nguyễn Đức Toàn - Chủ tịch UBND xã Tân Ước cho biết: “Khi làm xong 100 m đường trên, chúng tôi tiến hành cho xe bán tải chạy thử thì thấy không còn bị sụt lún như ban đầu. Chúng tôi muốn áp dụng công nghệ trên diện rộng để cải thiện đường giao thông nội đồng địa phương”.

Trong quy hoạch nông thôn mới, phần lớn đường giao thông đều được nhựa hóa và bê tông hóa đòi hỏi kinh phí rất lớn mà không phải địa phương nào cũng đủ điều kiện. Khảo sát nông thôn Việt Nam cho thấy, còn trên 70% các tuyến đường chưa được cứng hóa, chủ yếu vẫn là đường đất, nên hiện tượng sình lầy cục bộ, thất thoát vật liệu bề mặt do lún nền đất trong mùa mưa thường xuyên xảy ra. Trong điều kiện đó, ứng dụng công nghệ túi đất trong xây dựng, duy tu sửa chữa cục bộ và gia cường nền đường giao thông nông thôn là cần thiết.

Áp dụng công nghệ Do-nou tuy mới được triển khai ở Việt Nam, nhưng lại rất quen thuộc bởi từ lâu nhân dân ta đã biết sử dụng các bao tải cát để đắp đê, ngăn đập, phòng chống ngập úng. Việc áp dụng công nghệ này để cải thiện hệ thống giao thông không chỉ tận dụng được nhân công, vật liệu, giá thành rẻ mà nó còn rất đơn giản, thân thiện, phù hợp với điều kiện nông thôn.

 

THANH TRÀ
theo nhandan
 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 221


Hôm nayHôm nay : 38453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 358156

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73405127