06:09 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm hồng khô kiểu Nhật

Thứ tư - 11/01/2017 04:24
Khi những cơn mưa cuối mùa vừa dứt, bà Đặng Thị Thu Vân (phường 10, TP Đà Lạt) cùng gần 10 người làm trong gia đình lại tất bật treo từng dây hồng tươi lên giàn phơi trong nhà kính. Đây là công nghệ hồng sấy khô gia đình bà học được từ người Nhật.

Bà Vân cho biết, khoảng 4 năm trước, trong một đợt trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân khác tại Đà Lạt được các chuyên gia của Tổ chức JICA (Nhật Bản) giới thiệu công nghệ chế biến hồng sấy của Nhật. Nhưng vì cảm thấy “không phù hợp” nên nhiều người bỏ cuộc. Bà Vân là số ít trong những nông dân tiếp tục tìm hiểu công nghệ này. “Không phù hợp, bởi theo suy nghĩ của nhiều người cách chế biến hồng sấy của Nhật Bản khó và yêu cầu cao quá”, bà Vân giải thích. Theo quy trình này thì những trái hồng già sau khi thu hoạch sẽ được gọt sạch vỏ, sấy trong lò khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 500C - 600C. Từng trái hồng sau đó được kẹp gắn tách biệt treo thành dây, “nhờ” gió sấy tự nhiên trong điều kiện trời nắng ráo, nhiệt độ ngoài trời 25 0C - 30 0C và kéo dài khoảng 3 tuần tới khi khô.

 

Bà Vân bên giàn hồng treo theo công nghệ Nhật Bản

Khi đã nắm rõ quy trình, kỹ thuật, bà Vân đầu tư xây dựng nhà lồng bên sườn đồi để treo hồng. Dưới mái nhà lồng lợp bằng ni lông là hệ thống ống sưởi chạy dọc khu nhà, sẽ được sử dụng khi độ ẩm ngoài trời lên cao, ngoài ra quạt gió cũng được treo khắp không gian nhà để “đuổi” côn trùng. Nếu thời tiết thuận lợi thì sẽ cho ra những trái hồng sấy thơm, ngọt thanh vị tự nhiên. Thế nhưng, do thời tiết Đà Lạt thường mưa nhiều, độ ẩm cao nên nguy cơ hồng bị hỏng rất nhiều. Bà Vân cho biết, có đợt phải đổ bỏ tới 3 - 4 tấn hồng tươi, thiệt hại cả chục triệu đồng, vì khi hồng sấy được 10 ngày thì trời kéo mưa, nhiệt độ xuống thấp khiến hồng bị rụng.

Với công nghệ sấy hồng treo kiểu Nhật Bản, phải mất 7 - 10kg hồng tươi mới cho ra được 1kg hồng sấy. Do áp dụng những tiêu chuẩn “khó tính” nên giá hồng sấy theo kiểu này cũng có giá cao hơn nhiều so với cách sấy thông thường. Hiện tại, hồng sấy lò truyền thống có giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng/kg, còn hồng sấy treo được gia đình bà bán 400.000 - 420.000 đồng/kg nhưng không có đủ hàng để cung cấp cho thị trường do thời điểm tết nhu cầu tiêu thụ lớn 

ÐOÀN KIÊN
http://www.sggp.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252


Hôm nayHôm nay : 31443

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 213475

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73260446