03:58 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông và những sáng tạo độc đáo

Chủ nhật - 19/05/2013 03:42
Dù đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi” nhưng lão nông Lê Văn Sở, 76 tuổi, ở thôn Lâm Cao, xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh - Quảng Trị) vẫn không mất đi niềm đam mê sáng tạo. Tất cả những gì ông làm cũng chỉ bắt nguồn từ trăn trở: “Làm sao cho bà con nông dân đỡ khổ”. Và khi những ý tưởng trở thành hiện thực, ông hạnh phúc đến trào nước mắt.

Từ những sáng chế thủ công 

Sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo, ông Sở hiểu hơn ai hết nỗi vất vả của những người nông dân một nắng hai sương, quanh năm gắn bó với cái cày, cái cuốc. Trước đây, gia đình ông chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, nhà có tới 8 miệng ăn nên hai vợ chồng phải lao động quần quật suốt từ sáng tới tối. “Hồi đó đói kém lắm, những năm được mùa còn đỡ, chứ năm nào thời tiết thất thường, mùa màng thất bát thì gia đình tui lại rơi vào cảnh túng quẫn. Cái đói, cái nghèo luôn thường trực, nghĩ lại mà thấy tội nghiệp cho mấy đứa con khi chẳng lúc nào được ăn học đầy đủ”, ông Sở tâm sự.

Vào thời điểm đó, đa số người dân địa phương vẫn trồng trọt, cấy hái bằng sức người, sức trâu là chính, bởi vậy năng suất lao động không cao. Nghề nông quá vất vả, khiến ông Sở luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm nhiều hơn. Ông Sở vẫn nhớ như in cái gàu đạp nước - sản phẩm sáng chế đầu tay của mình cách đây 30 năm. Thay vì dùng sức người như bình thường, ông đã lợi dụng sức kéo của trâu, bò để đưa nước vào đồng ruộng. “Hồi đó, bà con trong vùng phấn khởi lắm. Sản phẩm của tôi nhanh chóng được áp dụng trên các cánh đồng trong HTX. Và cũng từ ngày đó, tôi được HTX bổ nhiệm vào đội cải tiến sản xuất nông cụ”, ông Sở kể.

Có sẵn trong tay nghề rèn, cộng với đầu óc không ngừng tìm tòi, sáng tạo, ông Sở còn thực hiện thành công ý tưởng nối dài bộ guồng của máy tuốt lúa để máy cho năng suất cao hơn. 

Cũng những nhờ sáng tạo thủ công đó mà cái đói, cái nghèo với gia đình ông vơi dần, đồng thời giúp ông có thêm động lực tiếp tục cải tiến, phát minh những sản phẩm mới hiện đại, chất lượng hơn…

Đến sản phẩm cơ khí hiện đại

Những năm sau đó, máy móc được áp dụng nhiều hơn trong sản xuất nông nghiệp, với các loại máy cày, máy tuốt lúa, máy xới đất… Tưởng rằng “kỹ sư làng” sẽ mất “đất” sáng tạo, tuy thế, ông Sở nhanh chóng nhận thấy nhược điểm trong những sản phẩm cơ khí hiện đại như chi phí cho sản xuất cao; một số điểm không phù hợp với điều kiện đồng ruộng của địa phương… Vì thế, ông bắt đầu dành thời gian nghiên cứu để cải tiến. Mỗi khi nghĩ ra ý tưởng gì, ông đều không bỏ qua mà mày mò thực hiện, thử nghiệm.

Bà Phan Thị Duyên (vợ ông Sở) vừa lắc đầu, vừa chép miệng: “Tôi thấy mà vất vả thay cho ông ấy, nhiều lúc đêm khuya lắc khuya lơ rồi mà ông ấy còn dậy cầm bút hết viết rồi vẽ. Tôi bảo ông ấy rằng có qua trường lớp nào đâu mà vẽ vời, già rồi thì nghỉ đi cho khỏe, nhưng ông ấy không chịu. Có khi còn ra ngoài xưởng đập gõ cả đêm tới khi nào làm được mới thôi”.

Sau đó, những sản phẩm cơ khí mang tên Lê Văn Sở lần lượt ra đời. Các loại máy bừa, máy xới đất dưới bàn tay sáng tạo của ông đã khắc phục được những điểm yếu thường thấy, đơn cử như chiếc bánh lồng của máy xới đất trước kia có đường kính nhỏ, các lá răng bằng nên dễ bị trượt khi làm việc ở những thửa ruộng trơn lầy, nay được ông thay thế bằng loại bánh mới có đường kính lớn hơn, các lá răng cũng được thay bằng những loại bản to, nằm hơi xiên để tăng độ bám vào mặt ruộng. Tuy thế, hiệu quả và độc đáo nhất phải kể đến chiếc máy cày có công năng vượt trội với lưỡi cày bằng chảo, được ông trình làng vào năm 2011.

Loại máy cày thông thường đều dùng ma sát trượt, cho thấy sự nặng nề và hao phí nhiên liệu, nhưng máy cày bằng chảo do ông Sử cải tiến lại dùng ma sát lăn. Hoạt động của nó khá nhẹ nhàng, tiết kiệm được 5 - 6 lít dầu/ngày nếu hoạt động liên tục. Ông Sở cho biết: “Lưỡi cày này bao gồm 3 bộ phận chính là càng cẩu, thân cày và chảo. Có thể sử dụng từ 1 - 3 chảo cày tùy theo từng thửa ruộng. Chảo có thể được tháo lắp linh hoạt, dễ dàng. Bên cạnh đó, nhờ vào càng cẩu, có thể điều chỉnh được độ nông sâu của đường cày, do vậy loại máy này thích hợp ở mọi địa hình khác nhau”.

Năng suất của loại lưỡi cày chảo này cũng khá cao. Một ngày có thể cày được 2,5 mẫu, cao gấp đôi so với những loại lưỡi cày bình thường. Vì thế mà giờ đây, nông dân hầu khắp các địa phương trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế đều tìm tới ông hỏi mua và đặt hàng. 

Với những sáng chế độc đáo, góp phần mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, ông Sở đã được UBND tỉnh Quảng Trị trao giải nhì trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ IV (2010 - 2011).

Đông Duy (kinhtenongthon.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241


Hôm nayHôm nay : 30541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 350244

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73397215