13:58 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông với hệ thống thủy điện mini

Thứ tư - 08/05/2013 23:02
Chỉ là lão nông tri điền, không qua trường lớp nhưng nhờ sự ham học hỏi, tính sáng tạo và kiên trì, ông Đinh Văn Khiêu ở ấp 3, xã Tiến Hưng (thị xã Đồng Xoài - Bình Phước) đã sáng chế thành công hệ thống điện sinh hoạt chạy bằng sức nước, vừa giúp tiết kiệm điện năng, vừa góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Năm 1996, ông Khiêu rời quê hương Thái Bình vào Bình Phước lập nghiệp. Ban đầu, ông cùng vợ làm thợ may, nhưng làm không đủ ăn. Ông xoay sang nghề làm vườn, vay mượn của mọi người được ít tiền, vợ chồng ông mua gần 4ha đất sình lầy và bắt tay vào đào ao, nuôi cá, làm chuồng trại. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên đàn cá, heo lớn nhanh, thu nhập của gia đình ông từ đó cũng được cải thiện. Kinh tế đã ổn định nhưng ông vẫn chưa an lòng bởi khu rẫy của gia đình chưa có điện (rẫy cách đường điện 2km - PV), tối nào cũng phải thắp đèn dầu và không thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt thiết yếu. 

Năm 2007, ông Khiêu mày mò làm hệ thống thủy điện nhỏ để tạo ra điện phục vụ sinh hoạt gia đình. Ý tưởng này bắt nguồn khi ông thấy con suối cạnh vườn có thể tận dụng được để tạo ra nguồn điện. Nhờ sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm cùng với quyết tâm và niềm đam mê sáng tạo, ông bắt tay vào thực hiện công trình thủy điện mini. 

Ban đầu, ông gặp nhiều khó khăn như không lường được nguồn nước của con suối, lượng nước quá mạnh làm vỡ đập, tuabin không chạy… Nhưng ông không nản, đúc rút kinh nghiệm từ những bài học thất bại, ông đã mày mò, nghiên cứu thành công hệ thống điện sinh hoạt chạy bằng sức nước. Theo ông Khiêu, để làm được hệ thống thủy điện này, trước hết phải đắp một con đập bằng bê - tông nhằm ngăn dòng nước; đồng thời mua 2 tuabin, dây dẫn điện… Nguyên lý hoạt động của hệ thống là khi dòng nước chạy vào cánh quạt của 2 tuabin sẽ tác động vào hai cục điamô khiến nó quay theo và phát ra điện. Khi có nguồn điện, nối ba dây điện (trong đó có 2 dây nóng và 1 dây nguội) vào bộ thu điện. Chi phí để hoàn thành hệ thống này gần 30 triệu đồng. 

Ông Khiêu tâm sự: “Khi hệ thống thủy điện vận hành, những người xung quanh và người thân đều đến xem và hồi hộp chờ đợi. Thế rồi tuabin quay, tạo dòng nước xoáy, công trình thủy điện mini đã thành công và tạo ra nguồn điện phục vụ sinh hoạt”.

Nhờ hệ thống này, gia đình ông Khiêu đã tiết kiệm được chi phí điện năng, tăng thu nhập. Trước đây, khi chưa có hệ thống thủy điện mini, gia đình phải tốn tiền xăng, dầu chạy máy nổ vệ sinh cho heo, tưới cây. Hiện, 100 con heo được vệ sinh sạch sẽ, 2ha cao su xanh tốt nhờ có hệ thống thủy điện mini. Cộng thêm 7 ao cá, gia đình ông có thu trên 500 triệu đồng/năm.

Quảng Bình (kinhtenongthon.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212

Máy chủ tìm kiếm : 16

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 323087

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73370058